Đa dạng hoá hoạt động thông tin đại chúng phù hợp với các nhu cầu xã hội khác nhau

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 90)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

3.3.2.Đa dạng hoá hoạt động thông tin đại chúng phù hợp với các nhu cầu xã hội khác nhau

Bên cạnh việc định hướng tối ưu về địa bàn truyền thông và đối tượng phản ánh, để nâng cao hiệu quả của TTĐC đối với đời sống xã hội, các phương tiện TTĐC ở nước ta cũng cần phải đa dạng hoá các hoạt động của mình cho phù hợp với các nhu cầu và thị hiếu khác nhau.

Trước hết là việc đa dạng hoá hoạt động TTĐC cho phù hợp với các đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Cần chú trọng tập trung xây dựng các chương trình hướng vào phục vụ các đối tượng cụ thể như: chương trình phục vụ thiếu nhi, phục vụ thanh niên, các chương trình giành cho người cao tuổi,… Mặc dù đều là đối tượng của các sản phẩm, chương trình truyền thông, song do công chúng là những bộ phận khác nhau về lứa tuổi, do đó nhu cầu của họ cũng khác nhau. Việc tập trung khảo sát, phân tích và đánh giá các nhu cầu, thị hiếu khác khau của mỗi nhóm đối tượng truyền thông theo lứa tuổi là một khâu hết sức quan trọng, vì nó giúp cho việc tập trung xây dựng và triển mô hình và chương trình truyền thông cho có hiệu quả, phát huy được tối ta những nguồn lực vốn có. Qua nghiên cứu, theo dõi chúng tôi nhận thấy hiện nay các phương tiện TTĐC của nước ta còn chưa chú trọng nhiều đến vấn đền này. Phần lớn các chương trình, sản phẩm truyền thông còn chưa phân định rõ đối tượng lứa tuổi mà mình hướng đến phục vụ. Kết quả là do sự đầu tư thiếu trọng tâm đã hạn chế hiệu quả truyền thông, không gây được những hiệu ứng xã hội mong muốn.

Sự phù hợp về mặt lứa tuổi chỉ là một điều kiện của vấn đề. Bởi hiệu quả của hoạt động TTĐC phụ thuộc trực tiếp vào việc các sản phẩm chương trình của nó có phù hợp với loại hình của đối tượng phục vụ hay không,… Do đó xét trên tổng thể, bên cạnh vấn đề phù hợp về mặt lứa tuổi, còn có những điều kiện khác không kém phần quan trọng là sự phù hợp của sản phẩm, chương trình truyền thông với từng giới, từng nhóm xã hội. Cùng nhóm lứa tuổi nhưng nhóm công chúng là cán bộ, công chức có nhu cầu, thị hiếu khác với nhóm đối tượng là doanh nhân. Cũng thế, nhu cầu và thị hiếu của giới tri thức khác với nhóm những người lao động chân tay thuần tuý, nhóm người có thu nhập cao có thị hiếu và nhu cầu khác với nhóm có thu nhập thấp,… Xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động càng sâu sắc, do đó tất yếu dẫn đến sự chia tách về nhu cầu, thị hiếu, quan điểm, thẩm mỹ. Sự khác nhau giữa các nhóm trong quan hệ với các vấn đề xã hội, trong đó có TTĐC. Thực tế ở các xã hội phát triển cho thấy, sự phát triển của các phương tiện TTĐC luôn có

xu hướng tập trung sự phản ánh của mình ngày càng sâu vào các vấn đề để phục vụ các nhóm thị hiếu khác nhau. Điều này dẫn tới thực tế là sự tăng lên ngày càng nhanh của các chương trình, sản phẩm truyền thông chuyên sâu và sự giảm sút tương đối của số lượng sản phẩm truyền thông phản ánh những vấn đề chung. Trong tương lai xa, khi xã hội đã có những sự trưởng thành nhất định, sự hoạt động của các phương tiện TTĐC nước ta cũng không thể bước ra ngoài xu thế chung đó.

Trong điều kiện mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, ở nước ta sự chia tách và phân nhóm xã hội đang diễn ra ở trên tất cả các bình diện xã hội một cách hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Do đó, vấn đề đa dạng hoá hoạt động truyền thông cho phù hợp với các nhu cầu, thị hiếu khác nhau giữa các nhóm xã hội khác nhau đang ngày càng trở nên cấp thiết và tính chiến lược đối với sự phát triển của bản thân các phương tiện TTĐC.

Để thực hiện tốt việc đa dạng hoá các hoạt động TTĐC cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành định kỳ những nghiên cứu, khảo sát về xu hướng phát triển của xã hội về cấu trúc dân số, về trình độ học vấn, về thu nhập,…. Trên cơ sở đó đánh giá, dự báo thường xuyên về những khuynh hướng, những sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của quần chúng đối với truyền thông, loại hình truyền thông, để có những sự điều chỉnh cho phù hợp. Sự đa dạng hoá hoạt động TTĐC là con đường phát triển tất yếu. Song ccon đường đó phải được định hướng, xây dựng trên cơ sở có những sự khảo sát cụ thể, kỹ lưỡng những dữ liệu cần thiết, cập nhật và tuyệt đối tránh mọi sự chủ quan duy ý chí.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 90)