- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của
2.1.1.2. Loại hình, số lượng tăng, trang thiết bị ngày càng đổi mớ
Hệ thống TTĐC cách mạng Việt Nam đã đạt được bước tiến bộ toàn diện về số lượng và chất lượng. Năm 1989 cả nước có hơn 200 tờ báo và hơn 6.000 người làm báo chuyên nghiệp, đến năm 1994 cả nước ta có 350 cơ quan báo và tạp chí với hơn 350 triệu bản in, tiêu thụ hơn 12.000 tấn giấy/năm. Cả nước có 6 tờ báo xuất bản hàng ngày. Đã bắt đầu có hàng loạt tờ báo ra 3,4 số 1 tuần, số cuối tuần, cuối tháng. Báo chí Việt Nam đã phát huy được mặt tích cực trong cơ chế thị trường. Phần nhiều các báo tạp chí đã "chia tay" với cơ chế bao cấp, khắc phục được tính ỷ lại, đã tự hạch toán, giảm trợ cấp và làm ăn có lãi bằng việc luôn luôn cải tiến nội dung, hình thức để ngày càng hấp dẫn hơn. Đến nay cả nước có hơn 50 cơ quan báo chí, trong đó báo in xuất bản hơn 650 ấn phẩm các loại, số lượng phát hành khoảng
hơn 600 triệu bản/năm, bình quân 7,5 bản báo/người/năm. Về phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam (Đài quốc gia) đến nay phát sóng 4 hệ đối nội (VOV I: Hệ thời sự chính trị tổng hợp - 19 giờ/ngày; VOV II: Hệ văn hoá - xã hội - 19 giờ/ngày; VOV III: Hệ âm nhạc - tin tức - 24 giờ/24 giờ; VOV IV: Hệ chương trình tiếng dân tộc thiểu số - 15 giờ/ngày). Phát sóng 2 hệ đối ngoại (VOV V: Chương trình đối ngoại giành cho người nước ngoài ở Việt Nam 10 giờ/ngày; VOV VI: chương trình đối ngoại giành cho người nước ngoài và cộng động người Việt ở nước ngoài - 37 giờ/ngày. Chương trình đối ngoại phát 12 thứ tiếng "Anh, Pháp, Nga, Lào, Khơme, Tây Ba Nha, Quảng Đông, Bắc Kinh, Inđônêxia, Nhật Bản, Thái Lan và tiếng Việt Nam). Cùng với đài quốc gia, các địa phương còn hình thành các đài phát thanh truyền hình riêng: Thành phố Hồ Chí Minh có đài phát thanh tiếng nói nhân dân T.P Hồ Chí Minh; cả nước có 288 đài phát thanh huyện phát sóng FM, các xã đều có đài truyền thanh. Về truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam (đài quốc gia) có 5 hệ chương trình (VTV1 - chương trình tổng hợp - 18,5 giờ /ngày; VTVT2 - chương trình Khoa học Giáo dục - 18 giờ/ngày; VTV3 - chương trình Văn hoá, Thể thao, Thông tin, Giải trí - 18 giờ/ngày; VTV4 - Chương trình đối ngoại - 8 - 16 giờ/ngày; VTV5 - chương trình tiếng dân tộc thiểu số - 2 - 8 giờ/ngày; ngoài ra còn có kênh truyền hình cáp 24 giờ/24 giờ và chương trình thử nghiệm trên Internet - ITV). Có 4 đài truyền hình khu vực thuộc Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ và hơn 400 trạm phát lại truyền hình. Các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đều có Đài phát thanh và truyền hình (T.P Hồ Chí Minh có đài truyền hình riêng). Ngày nay, công xuất phát sóng, diện phủ sóng, phát thanh và truyền hình tăng lên đáng kể, phủ sóng rộng khắp không chỉ ở hải đảo, vùng sâu, vùng xa và vươn xa nhiều nước trên thế giới. Thông qua mạng Internet, báo điện tử đang ngày càng phát huy tác dụng, đặc biệt là trong công tác thông tin đối ngoại. Công nghệ làm báo có bước tiến nhanh về nhiều mặt và ngày càng hiện đại.
Đến nay có hơn 50 đơn vị báo điện tử và các nhà cung cấp thông tin, có hơn 2.500 trang Web đang hoạt động trên toàn quốc.
Hiện tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có cơ quan báo chí. Các bộ có nhiều cơ quan báo chí là Bộ Quốc phòng; Bộ Giáo dục - Đào tạo; Bộ Giao thông vận tải,… (trên 20 cơ quan báo, tạp chí), Bộ Y tế (15 báo, tạp chí), tổ chức chính trị xã hội có nhiều cơ quan báo chí là Trung ương Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh (10 cơ quan với trên 20 ấn phẩm). Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, hội phi chính phủ hầu hết đều đã có báo, tạp chí - diễn đàn riêng của mình.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2- 3 cơ quan báo chí gồm báo của Đảng bộ địa phương, đài phát thanh - truyền hình, một tạp chí văn nghệ. Các địa phương có nhiều cơ quan báo chí nhất là T.P Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Đồng Nai.
Công nghệ làm báo có những bước tiến nhanh về nhiều mặt, các phương tiện kỹ thuật hiện đại được sử dụng cho phép báo chí cập nhật thông tin, nâng cao chất lượng ấn phẩm báo chí ngày một đẹp hơn, hấp dẫn hơn; đường truyền dẫn hiện đại cho phép báo cùng một lúc in được ở nhiều nơi, phát hành nhanh hơn. Công suất, thời lượng phát sóng, lượng phủ sóng phát thanh truyền hình tăng nhanh không chỉ trong nước mà còn tới nhiều nước trên thế giới với chất lượng cao về âm thanh và hình ảnh. Với công nghệ thông tin hiện đại cùng một lúc người dân có thể tiếp cận với những sự kiện quan trọng của thế giới và ngược lại thế giới cũng có thể tiếp cận với những sự kiện quan trọng của Việt Nam.