Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 98 - 100)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

3.4.3.Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo, quản lý báo chí luôn có ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Nhưng từ trước tới nay, ở nước ta chưa có quy hoạch, kế hoạch đào tạo mà chủ yếu chọn lọc và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý bằng hai nguồn:

- Lựa chọn, đề bạt cán bộ đang hoạt động trong bộ máy tổ chức đảng, trong các đoàn thể, trong một số cơ quan chính quyền có quan hệ gần gũi với công tác chính trị - tư tưởng như các cơ quan văn hoá - giáo dục, ... sang quản lý các cơ quan báo chí. Số cán bộ này xuất phát từ những nghề nghiệp khác nhau, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống và quản lý hành chính. Tuy nhiên, họ thiếu hiểu biết cơ bản về báo chí. Họ buộc phải tự học, tự làm quen những tri thức liên quan đến nghề nghiệp báo chí trong quá trình làm việc.

- Lựa chọn, bồi dưỡng dần dần những người làm báo, có kinh nghiệm nghiệp vụ, đưa họ vào những vị trí hoạt động quản lý ở phạm vi nhỏ, cấp thấp để bồi dưỡng, rèn luyện. Qua thử thách về khả năng quản lý, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, những người này sẽ dần dần được xếp vào các vị trí quản lý cơ quan báo chí cao hơn. Số cán bộ này có thuận lợi trong việc tổ chức, quản lý hoạt động chuyên môn.

Phần đông cán bộ được lựa chọn theo hai hướng trên có sự thiếu hụt các tri thức về quản trị kinh doanh. Trong khi cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ các cơ quan báo chí đã phải hoạt động độc lập, tự trang trải kinh phí để đảm bảo vừa duy trì nội dung vừa tự nuôi dưỡng đội ngũ của mình. Vi vậy, tri thức quản trị

kinh doanh một loại hình hoạt động đặc biệt như báo chí đã trở thành đòi hỏi khách quan đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí.

Từ thực tế hoạt động TTĐC cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, có thể thấy những tri thức cần thiết cho một số cán bộ quản lý chủ chốt của cơ quan TTĐC bao gồm ba bộ phận gắn bó hữu cơ với nhau:

- Những tri thức văn hoá - chính trị - xã hội: bao gồm những hiểu biết về các quan hệ chính trị - kinh tế - xã hội; những quy luật phổ biến của lịch sử và đời sống xã hội hiện đại; những kinh nghiệm cuộc sống thực tế và khả năng giao tiếp xã hội... - Những tri thức về nghề nghiệp, bao gồm những hiểu biết cơ bản về lý luận TTĐC, những kỹ năng chính trong hoạt động nghề nghiệp; về nguyên lý hoạt động cũng như khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ...

- Những tri thức về quản trị kinh doanh, bao gồm: Sự hiểu biết về đặc điểm, tính chất hoạt động của các loại hình cơ quan TTĐC, các khả năng, phương pháp điều hành và thiết lập các mối quan hệ trong nội bộ cơ quan; hiểu biết về quan hệ tác động giữa TTĐC với xã hội; các khả năng kinh doanh TTĐC phù hợp với môi trường xã hội và mục tiêu định hướng về nội dung; các khả năng, phương pháp tổ chức thực hiện quá trình hạch toán kinh doanh đối với các sản phẩm báo chí cụ thể...

Khả năng tiếp nhận và tự hoàn thiện những tri thức cần thiết này một mặt tuỳ thuộc vào khả năng vốn có của mỗi cá nhân như là trí thông minh, năng khiếu, các phẩm chất tâm lý. Mặt khác, phải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ quản lý TTĐC tương lai.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB quản lý TTĐC, trước hết cần phải có một cơ quan khoa học chủ trì. Cơ quan này sẽ là một trung tâm tổng kết kinh nghiệm quản lý, tập hợp đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về TTĐC, tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định phương hướng, kế hoạch và làm đầu mối tổ chức các quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí.

Giải pháp chuẩn bị cán bộ có thể đi theo hai hướng: Bồi dưỡng và đào tạo. Bồi dưỡng nhằm vào những người đương chức là chủ yếu và nên tổ chức theo các chuyên đề có cùng tính chất như các chuyên đề nghiệp vụ báo chí, các chuyên đề chính trị - xã hội hay các chuyên đề chuyên quản lý - kinh doanh cơ quan TTĐC.

Đào tạo là cách cơ bản nhất, chủ động nhất để chuẩn bị ĐNCB.

Việc chọn đúng người, có đủ khả năng ở đầu vào để đưa đi đào tạo đòi hỏi sự quan tâm đầy đủ của cấp chủ quản và những cán bộ quản lý đương chức, đồng thời đòi hỏi cách thức xét tuyển chặt chẽ và hợp lý, được chuẩn hoá thành chính sách, quy chế rõ ràng, cụ thể.

Về chương trình đào tạo, có thể vận dụng chương trình đào tạo cao học để thực thi nhiệm vụ này. Trên thực tế, chương trình xây dựng cho hệ cao học ở các nước cũng được đào tạo thành từ các bộ phận tri thức cần thiết cho cán bộ quản lý. Nếu tăng cường thêm phần thực tế - thực tiễn cho chương trình này, mở ra hai phương thức đào tạo tập trung, hệ đào tạo cao học có thể đảm nhận được vai trò đào tạo cơ bản cho cán bộ quản lý TTĐC. Song hành và quan hệ chặt chẽ với công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB quản lý TTĐC là việc đào tạo các nhà TTĐC trẻ, quy hoạch, chuẩn bị những nguồn cán bộ cần có để đưa đi đào tạo và hình thành một cơ chế chặt chẽ, đảm bảo cho việc bổ nhiệm cán bộ quản lý phù hợp với các tiêu chí cần thiết.

Đội ngũ nhà báo được bổ sung, đổi mới từ hai nguồn - những người được đào tạo ban đầu về nghiệp vụ báo chí và những người đào tạo theo những chuyên nghiệp khác, song có khả năng và mong muốn làm báo. Đây là sự cần thiết, hợp lý xét theo cả hai phương diện - xã hội và nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc đào tạo chuyên nghiệp cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng, là nguồn chủ yếu nhất để chuẩn bị đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cho hàng ngũ cán bộ quản lý các cơ quan TTĐC.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 98 - 100)