- Phương án 2: Tính toán diễn toán lũl ịch sử 1978, lũ 1%, lũ 0,5% khi có sự
3. Công tác quản lý sau lũlớ n: là nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân; b ảo đảm an sinh xã hội vùng lũ; tiếp tục phát triển bền vững Muốn vậy sau lũ cần
4.2.1. Những thuận lợ
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý lưu vực sông là một giải pháp chiến lược nhằm quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước lưu vực sông theo hướng nhận thức mới, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có lưu vực sông Lam. So với một số lưu vực sông lớn khác, lưu vực sông Lam nằm trên 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều điều kiện và đặc điểm tương tự nên việc phối hợp giữa các địa phương trong quản lý lũ có khả năng dễ
thực hiện hơn.
Những năm gần đây công tác quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam được tăng cường hơn. Cụ thể như: Xây dựng quy hoạch phòng, chống lũ, nâng cấp và cải tạo hệ thống đê, xây dựng hồ chứa nước; hàng năm nhà nước và địa phương đều có rà soát, đánh giá hệ thống kiểm soát lũ, bổ sung và điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất cho phù hợp.
Điều kiện lưu vực với tỷ lệ che phủ rừng được tăng liên tục và có thểđạt 55% năm 2015 [47], [48], tỷ lệ tăng dân số thấp là rất thuận lợi trong quản lý lưu vực sông, trong đó có quản lý lũ lớn. Mặt khác sự phát triển về khoa học công nghệ giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định nhanh và hiệu quả hơn trong phòng, chống và quản lý lũ lớn.
4.2.2. Khó khăn
Tuy công tác quản lý lũ lớn trên sông Lam ngày càng được chú trọng hơn, hiệu quả hơn, song vẫn còn có những khó khăn như sau:
- Lũ, lụt trên lưu vực sông Lam ngày càng xảy ra có tính ác liệt hơn. Thượng nguồn sông là những nơi có khả năng sinh lũ lớn và lũ quét song hiện nay những nơi này đang có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch và kiểm soát. Trong khi đó, các hồ chứa thuỷ lợi-thuỷ điện đã hoặc sẽ có chưa đủ khả năng phòng, chống lũ triệt để hoặc không có dung tích phòng lũ cho hạ dụ Phần thượng nguồn thuộc lãnh thổ của Lào hiện không có một trạm đo mưa hay đo dòng chảy gây khó khăn cho việc dự báo lũ lớn ở hạ dụ
- Nạn lâm tặc hoành hành, nạn chặt, phá, đốt rừng còn xảy ra nhiều ở vùng cao nhưng chưa có biện pháp phòng, chống và ngăn chặn hiệu quả.
- Giải pháp quản lý lũ lớn hiện nay cơ bản dựa vào hệ thống đê. Mặc dù hệ
thống đê đã được cải tạo, nâng cấp song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầụ
- Phương án quản lý lũ lớn đã được nhất trí nhưng lại thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hai tỉnh trên lưu vực sông và cũng chưa có kế hoạch tổng thể dài hạn.
- Tuy đã có nhiều chương trình, dự án cấp quốc gia về quản lý lũ lớn trên sông Lam, nhưng lại thiếu cơ chế phối hợp ngang và phối hợp dọc trong quản lý lưu vực sông. Sự phân cấp quản lý, đôn đốc và huy động nguồn vốn để thực hiện các chương trình, dự án, đề án còn chưa đồng bộ, liên tục và thiếu quyết liệt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiên tai nói chung, lũ, lụt nói riêng sẽ xảy ra ngày càng nhiều cả về độ lớn và tần số, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Đối với sông Lam, thách thức được đặt ra trong công tác quản lý lũ lớn gồm:
1. Bão, áp thấp nhiệt đới tăng về cường độ, qui mô và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt gây nên lũ lớn ngày càng tăng.
Lưu vực sông Lam chịu ảnh hưởng trực tiếp của trung tâm bão Thái Bình dương, hàng năm có đến 35% số cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứụ
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động theo hướng bất lợi đến lưu vực sông, làm gia tăng lũ lụt, nước biển dâng…Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, vào năm 2050 [70], nhiệt độ trung bình khu vực Bắc Trung Bộ
tăng thêm 1,40C, lượng mưa từ tháng VI-XI (mùa lũ) tăng thêm từ 2,6 ÷ 5,4% so với thời kỳ 1980-1999.
2. Lũ quét và sạt lởđất ngày một tăng
Lưu vực sông Lam nằm trên địa hình phức tạp, là hệ thống sông có mật độ
tương đối dày, đã tạo ra nhiều khác biệt về tiểu vùng khí hậu, sinh thái và sự đa dạng về các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lởđất…
3. Nước biển dâng làm giảm khả năng thoát lũ, ngập úng ngày càng tăng cao, mặn xâm nhập sâu ngay trong mùa lũ.
4. Sự suy giảm các điều kiện ứng phó khi lũ lớn xảy rạ
Quá trình phát triển KTXH, Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH) trên lưu vực đang diễn ra nhanh chóng đã và đang tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn của thiên tai lũ. Các cơ sở, công trình quản lý lũ lớn chưa được đầu tư, nâng cấp thỏa
đáng, thiếu các công trình phòng lũ hiệu quả. Sự gia tăng dân số đã tạo nên sức ép không nhỏ trong quá trình phân bố, qui hoạch phát triển dân cư. Thêm vào đó là nhiều hoạt động phát triển không phù hợp như khai thác đất, khoáng sản, cát bừa bãi, đào đường bạt núi tự do, lấn biển, chặt phá rừng…đã góp phần làm tăng nguy cơ mất an toàn, tạo ra những thách thức lớn hơn mỗi khi có thiên tai lũ xảy rạ
5. Cho đến nay lưu vực sông Lam vẫn chưa có qui hoạch phòng, chống lũ trên lưu vực, qui hoạch lưu vực sông được cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức.
6. Mặc dù đã có tổ chức quản lý qui hoạch thủy lợi lưu vực sông nhưng còn nhiều hạn chế, các hoạt động thiếu hiệu quả. Trong đó qui hoạch thủy lợi vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chính thức là một yếu tố quan trọng. Điều này
làm cho việc khai thác, hoạt động kinh tế trên lưu vực sông thiếu định hướng. Đồng thời các hoạt động không có sự phối hợp với nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong điều hành và quản lý. Kết quả là mặt trái của các hoạt động kinh tế phá vỡ cân bằng về môi trường, phát triển kinh tế không bền vững.
Rõ ràng, thiên tai lũ lớn đang là những hiểm hoạ tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế và an toàn của người dân trên lưu vực sông Lam.
4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam 4.3.1. Nguyên tắc cơ bản của quá trình quản lý lũ lớn