Địa chất và thổ nhưỡng: Lưuvực sông Lam thuộc khối địa chất Bắc Trung Bộ, là ph ần lớn cấu trúc nếp lõm cùng tên và một phần của đới phức nếp lồi Phu Hoạt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 52)

- Mô hình toán tính toán và dự báo

2.Địa chất và thổ nhưỡng: Lưuvực sông Lam thuộc khối địa chất Bắc Trung Bộ, là ph ần lớn cấu trúc nếp lõm cùng tên và một phần của đới phức nếp lồi Phu Hoạt

và võng Sầm Nưa [22]. Phông chung cấu trúc phát triển chủ đạo theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hàng loạt đứt gãy phát triển chia cấu trúc của lưu vực sông thành nhiều bộ phận khác nhau [3]. Lưu vực sông Lam có cấu trúc địa chất khá đa dạng và phức tạp, với sự đa dạng về thành phần đá gốc dẫn đến sự phong phú về

các dạng địa hình. Lưu vực sông Lam tồn tại hai dạng thung lũng sông cơ bản sau:

- Các thung lũng phát triển phù hợp với phương cấu trúc địa chất: trong giai

đoạn tân kiến tạo, đồng thời với sự phát triển hàng loạt các đứt gãy lớn, còn có các

đứt gãy cổ tái hoạt động mạnh. Dọc các đứt gãy này đã hình thành các thung lũng kiến tạo rộng hàng trăm mét, kéo dài từ vài km đến hàng chục km. Theo hình thái thung lũng, kiểu kiến trúc-hình thái này thường liên quan đến các thung lũng kiến tạọ Điển hình là các đứt gãy tại khu vực Xiềng Lâm đến Mường Lam và Mường Xén đến Tương Dương, các đứt gãy này kéo dài khoảng 30- 40 km phát triển trùng với phương của cấu trúc (hướng TB- ĐN). Mặt cắt dọc của loại thung lũng này dốc, nhiều chỗ lòng trơđá gốc, các bãi bồi hẹp, tích tụ chủ yếu là cuội, sỏi, tảng lớn. Mặt cắt ngang có dạng chữ V bất đối xứng, phù hợp với hướng dốc của đá gốc.

- Các thung lũng phát triển cắt ngang qua phương của cấu trúc: Đây là kiểu thung lũng rất được chú ý trong công tác cảnh báo lũ, vì chúng có những điều kiện thuận lợi làm gia tăng các hiện tượng ngập lụt cũng như cho sự hình thành kiểu lũ

quét vỡ dòng do nguy cơ gây tắc nghẽn tại các vị trí thung lũng bị thắt hẹp. Điển hình là các thung lũng phát triển ở khu vực Mường Xén, Xen Luông, Nam Cang.

Trên lưu vực sông Lam có các nhóm đất sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 52)