Kiểm chứng độ tin cậy của các tiêu chính ận dạng lũlớn trên lưuvực sông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 77 - 79)

- Nhóm đất ngập mặn ven biển: Nhóm này có diện tích không lớn, phân bố ở

3.Kiểm chứng độ tin cậy của các tiêu chính ận dạng lũlớn trên lưuvực sông

Căn cứ các tiêu chí nhận dạng trong Bảng 3-1, Luận án tính toán so sánh với kết quả thực đo của một số trận lũđã xảy ra ở 3 vị trí, kết quả cho thấy (bảng 3-3):

1) Tại Hòa Duyệt trận lũ tháng X/1988 (P = 10,20%) và tháng X/2001 (P = 28,57%) là hai trận lũ lớn: (i)- Hình thế thời tiết thuộc một trong 5 dạng hình thế

thời tiết chủ yếu gây mưa lũ lớn trên lưu vực; (ii)- Htrướclũlớn đạt 750 cm; (iii)- Lượng mưa (lượng mưa bình quân lưu vực) và cường suất lũ lên trung bình sau BĐ I, II và sau BĐ III đều đạt so với tiêu chí nhận dạng.

Trận lũ tháng IX/2005 (P = 57,14%) và lũ tháng IX/2003 (P = 83,67%) không phải là lũ lớn. Tuy hình thế thời tiết thuộc một trong 5 dạng hình thế thời tiết chủ

yếu gây mưa lũ lớn trên lưu vực, nhưng có các giá trị thực đo không đạt so với tiêu chí đưa ra như: Lũ năm 2005, sau BĐ II và sau BĐ III cả lượng mưa và cường suất lũ lên trung bình đều thấp hơn so với tiêu chí nhận dạng.

2) Tại Sơn Diệm trận lũ lớn tháng X/1988 (P = 8,16%): (i)- Hình thế thời tiết gây mưa lớn: Bão suy yếu gặp không khí lạnh (dạng 2); Htrướclũlớnđạt 1.000 cm; (ii)- Lượng mưa sau BĐ III thấp hơn so với tiêu chí nhận dạng, còn lại đều đạt so với tiêu chí nhận dạng.

Trận lũ tháng IX/2005 (P = 53,06%), lũ tháng X/2008 (P = 57,14%) và lũ

tháng X/2007 (P = 71,40%) không phải là lũ lớn. Tuy hình thế thời tiết thuộc một trong 5 dạng hình thế thời tiết chủ yếu gây mưa lũ lớn trên lưu vực, nhưng các giá trị thực đo không đạt so với tiêu chí như: Lũ năm 2005, từ sau BĐ II cường suất lũ

lên trung bình thấp hơn so với tiêu chí nhận dạng và đạt đỉnh lũ khi chưa đến BĐ

III; trận lũ tháng X/2008 tuy lượng mưa và cường suất lũ lên trung bình từ sau BĐ

II đạt so với tiêu chí, nhưng sau BĐ III cường suất lũ lên bằng “0” thấp hơn so với tiêu chí nhận dạng.

3) Tại Dừa trận lũ tháng IX/1980 (P = 12,24%), lũ tháng IX/1996 (P = 14,29%) và lũ tháng VII/1971 (P = 26,53%) là những trận lũ lớn: (i)- Hình thế thời tiết thuộc một trong 5 dạng hình thế thời tiết chủ yếu gây mưa lũ lớn trên lưu vực;

(ii)- Htrướclũlớn đạt 2.050 cm; (iii)- Lượng mưa và cường suất lũ lên trung bình sau các cấp BĐđều đạt so với tiêu chí nhận dạng tương ứng (trận lũ năm 1971 có lượng mưa thấp hơn so với tiêu chí đưa ra - Đây là sai số giữa tiêu chí nhận dạng với kết quả thực đo).

Trận lũ tháng IX/2003 (P = 44,90%) và lũ tháng IX/2000 (P = 51,02%) không phải là lũ lớn. Tuy hình thế thời tiết thuộc một trong 5 dạng hình thế thời tiết chủ

yếu gây mưa lũ lớn trên lưu vực và Htrướclũlớn đạt 2.050 cm, nhưng lượng mưa và cường suất lũ lên trung bình đều thấp hơn so với tiêu chí đưa ra ngay sau BĐ Ị

Ba vị trí có 13 trận lũ được kiểm chứng với 72 tiêu chí, số tiêu chí đạt so với thực đo là 70 chiếm 97% (sai số là 2 chiếm 3%). Như vậy, các tiêu chí nhận dạng lũ

lớn có độ tin cậy caọ Vì thế tại 3 vị trí là Hòa Duyệt, Sơn Diệm và Dừa có thể áp dụng các tiêu chí trên để nhận dạng lũ lớn có thể xảy ra hay không. Dấu hiệu lũ lớn

được nhận dạng bằng cách theo dõi mưa ngay từ đầu trận, diễn biến lũ từ khi đạt BĐ I và diễn biến mưa tiếp theo trên lưu vực sông. Nhận biết kịp thời dấu hiệu lũ

lớn sẽ giúp cho cảnh báo lũ thuận tiện và hiệu quả hơn trong quản lý lũ lớn.

3.1.2. Phân b lũ ln trên lưu vc sông Lam

Nghiên cứu về tổ hợp lũ trên hệ thống sông là rất khó và phức tạp, nhưng cũng rất cần thiết đối với công tác phòng, chống và quản lý lũ lớn. Nghiên cứu tổ hợp lũ

lớn trên hệ thống sông Lam trong luận án chỉ tập trung vào các vấn đề sau: - Tổng lượng nước lũ

- Sự gặp gỡ của lưu lượng đỉnh lũ thượng nguồn về hạ lưu - Nguồn gốc nước lũ từ các lưu vực sông nhánh

Các tổ hợp này được nghiên cứu theo từng cặp nhánh sông lớn trên lưu vực như sông Hiếu - sông Nậm Mộ với lũ sông Cả; sông Ngàn Sâu - sông Ngàn Phố với lũ sông La; và sông Cả - Sông La với lũ sông Lam.

1. Tng lượng nước lũ

a- Lũ sông Cả do tổ hợp lũ sông Hiếu và sông Nậm Mộ

Theo số liệu trận lũ điển hình năm 1978 và 1988 tại Mường Xén (sông Nậm Mộ), Nghĩa Khánh (sông Hiếu) và Dừa (sông Cả) cho thấy sự đóng góp lũ hạ lưu như sau:

(1)- Tổng lượng lũ 5 ngày (W5max) và 7 ngày (W7max) của trận lũ IX/1978 và X/1988 tại Mường Xén chiếm 6,0÷9,0% so với lượng lũ tương ứng tại Dừạ

(2)- Tổng lượng lũ 5 ngày (W5max) và 7 ngày (W7max) của trận lũ IX/1978 và X/1988 tại Nghĩa Khánh chiếm từ 37,4 ÷ 42,5% so với lượng lũ tương ứng tại Dừ

Bng 3-4: Tổ hợp lũ lớn theo lũđiển hình trên sông Cả-sông Hiếu-sông Nậm Mộ

Trn lũ

Lượng lũ 5 ngày max Lượng lũ 7 ngày max Da Mường Xén Nghĩa Khánh Da Mường Xén Nghĩa Khánh IX/1978 Tổng lượng lũ (106m3) 2.731 242 1.044 3.088 283 1.156 So với Dừa (%) 100 8,9 38,2 100 9,2 37,4 X/1988 Tổng lượng lũ (106m3) 2.912 175 1.238 3.733 224 1.511 So với Dừa (%) 100 6,0 42,5 100 6,0 40,5

Như vậy lượng lũ trên sông Nậm Mộ đóng góp vào lũ sông Cả tại Dừa chỉ

bằng khoảng 20% so với lượng lũđóng góp từ sông Hiếụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 77 - 79)