Nghiên cứu về dự báo lũ: Nghiên cứu lũ phục vụ phòng chống và quản lý lũ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 29 - 30)

trước hết phải nghiên cứu về cảnh báo, dự báo lũ, trong đó các nghiên cứu cơ sở

Hiện nay công tác tổ chức dự báo lũở Việt Nam được chia thành 3 cấp:

1)- Cấp Trung ương, dự báo lũ thuộc về Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương với các nhiệm vụ [49] theo dõi mọi diễn biến của tình hình khí tượng thủy văn (KTTV) trên cả nước; thực hiện dự báo KTTV và phát các loại bản tin dự

báo, cảnh báo, thông tin thời tiết, thủy văn; tổ chức và xây dựng mạng thông tin chuyên ngành KTTV và phát báo quốc tế; tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ

KHCN mới nhằm phát triển công tác dự báo KTTV.

2)- Cấp khu vực, dự báo lũ thuộc về các đài Khí tượng Thủy văn khu vực với nhiệm vụ thu thập và truyền thông tin số liệu từ khu vực về Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Cụ thể hoá thông tin dự báo của Trung ương để dự báo cho khu vực. Chỉ đạo và đôn đốc các trạm phục vụ và đo đạc.

3)- Cấp tỉnh, có Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh với nhiệm vụ thu thập thông tin và truyền tin về đài khu vực trong tỉnh của mình, cụ thể hoá bản tin dự báo của Trung ương và đài khu vực để dự báo bổ sung trong phạm vi tỉnh phụ trách.

Đến nay các phương pháp, phương án dự báo lũ ở địa phương vẫn chủ yếu là các phương pháp truyền thống, chưa được hiện đại hóa, tuy nhiên với kinh nghiệm tốt nên các kết quả dự báo vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý lũ của địa phương. Các đơn vị ở Trung ương, các bộ ngành đã ứng dụng có hiệu quả các phương pháp hiện đại và mô hình toán phức tạp. Tuy vậy độ tin cậy chưa cao do thiếu thông tin tin cậy về địa hình, thiếu trạm quan trắc khí tượng thủy văn đại biểu cho các lưu vực, đặc biệt thiếu các trạm KTTV tự ghi tự báọ Công nghệ dự báo định lượng lượng mưa chưa cho phép, dự báo, cảnh báo ngập lụt đô thị và vùng đồng bằng ven biển còn yếụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 29 - 30)