Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 46 - 47)

- Mô hình toán tính toán và dự báo

2.1.3. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn

Theo thống kê, trên lưu vực đã từng có 83 trạm KTTV và điểm đo mưa (phụ

lục 1). Nhiều trạm KTTV được thành lập từ đầu thế kỷ 20 như trạm: Vinh: 1906; Mường Xén 1931; Chu Lễ 1932; Linh Cảm 1936; Đô Lương 1935; Cửa Rào 1938. Tuy nhiên, số liệu quan trắc không liên tục do chiến tranh. Một số trạm có số liệu quan trắc khá dài như trạm Vinh từ 1916 - nay; Hà Tĩnh từ 1912 - naỵ Phần lớn các trạm được thành lập mới sau năm 1957 (xem hình 2-1).

Hiện nay, trên lưu vực chỉ còn 33 trạm khí tượng và đo mưạ Bình quân mật độ

trạm khí tượng và đo mưa khoảng 537 km2/trạm, cao hơn so với bình quân của cả

nước (724 km2/trạm) [57], chủ yếu tập trung ở đồng bằng và trung dụ Có nhiều

điểm đo mưa nhân dân nhưng độ tin cậy không cao, chỉ có 4 điểm đo mưa được sử

dụng số liệu để dự báo lũ là Vũ Quang, Sơn Kim, Khe Bố và Quế Phong. Thời gian quan trắc của các trạm phổ biến từ những năm 1960 đến naỵ

Về mật độ trạm thủy văn, theo WMO [89] vùng núi là 1.000 km2/trạm, vùng ven biển là 2.750 km2/trạm. Cả nước mật độ trạm đo mực nước là 2.440 km2/trạm [57]; trạm đo lưu lượng nước là 3.830 km2/trạm, còn lưu vực sông Lam, mật độ lưới

trạm đo mực nước là khoảng 1.182 km2/trạm; trạm đo lưu lượng nước 2.500 km2/trạm. Như vậy mật độ lưới trạm thủy văn trên lưu vực sông Lam tuy cao hơn bình quân của cả nước từ 1,5-2 lần nhưng chỉ đạt xấp xỉ tiêu chuẩn WMỌ

Mật độ trạm thủy văn trên sông nhánh như sau: sông Nậm Mộ là 3.930 km2/trạm, trên sông Hiếu là 1.780 km2/trạm thấp hơn so với tiêu chuẩn WMO là 1,8 lần; trên sông Giăng là 1.050 km2/trạm đạt tiêu chuẩn của WMO nhưng thời gian quan trắc tại trạm Thác Muối rất ngắn từ 1967-1983. Trên sông La, mật độ trạm thủy văn khoảng 1.000 km2/trạm đạt so với tiêu chuẩn WMO nhưng thời gian quan trắc không liên tục. Đặc biệt phần thượng nguồn thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (F = 9.300 km2) không có trạm đo mưa, đo lưu lượng nàọ

Như vậy mật độ trạm đo KTTV chưa phù hợp, thiếu trạm đo mưa có chất lượng cao, trạm đo mực nước chuyên ngành trong khi quá nhiều trạm đo mưa nhân dân. Trạm đo mưa chủ yếu tập trung ở đồng bằng, thị trấn. Vùng núi cao rất ít trạm

đo mưa, nhất là các trạm đo mưa tự ghi, tự báọ

Thiết bị quan trắc ít được được nâng cấp thay thế thường xuyên. Việc truyền tin từ Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương vềđài khu vực đã được cải thiện, đáp

ứng được yêu cầu đặt rạ Tuy nhiên việc đảm bảo truyền tin từ trạm vềđài khu vực còn lạc hậu, không an toàn khi xảy ra lũ lớn. Bên cạnh đó nước lũ trên dòng chính sông Cả nhận được từ Lào khá lớn, nhưng do không có trạm đo nên không có thông tin dự báọ

Những hạn chế về mật độ, phân bố mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam là nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác cảnh báo, dự báo lũ và thiếu các thông tin nhằm làm cơ sở trong việc đưa ra các quyết định quản lý lũ lớn hiệu quả.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 46 - 47)