Quản lý lũlớn ở vùng đồng bằng chịu lũ: Là phần diện tích từ Nam Đàn-Linh C ảm đến Cửa Hội, tập trung các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 127 - 131)

- Xây dựng kết nối các mạng lưới, tư nhân với cộng đồng Đúc rút kinh nghiệm sau trận lũ lớn.

2. Quản lý lũlớn ở vùng đồng bằng chịu lũ: Là phần diện tích từ Nam Đàn-Linh C ảm đến Cửa Hội, tập trung các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng

điểm của khu vực Bắc Trung Bộ. Lụt vùng này được sinh ra từ lũ sông Cả và sông La, đồng thời chịu tác động của thủy triều, nên gọi là vùng chịu lũ, chủ yếu là ngập lụt hạ lưu (xem hình 4-4). Quản lý lũ lớn ở đây mang tính tổng hợp cao gồm các giải pháp phi công trình, trong đó có vận hành liên hồ chứa và công trình.

4.4.4. Ni dung qun lý lũ ln lưu vc sông Lam

Công tác quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam cần được quản lý tốt theo 3 giai

đoạn là: (i)- Giai đoạn chuẩn bị trước lũ; (ii)- Giai đoạn quản lý trong lũ-giai đoạn

ứng phó khi lũ xảy ra; (iii)- Giai đoạn tái thiết và khắc phục sau lũ.

1. Giai đon chun b trước lũ:

Quản lý bằng các giải pháp phi công trình

1) Cơ chế chính sách: Cụ thể hóa Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ

thiên tai đến 2020, trong đó tập trung vào phòng, chống lũ thông qua việc rà soát và xây dựng các văn bản về phòng, chống lũ như phân cấp quản lý và tổ chức chỉ huy,

điều hành về phòng, chống lũ; quản lý vận hành các công trình phòng lũ; cơ chế

chính sách huy động lực lượng phương tiện vật tư phục vụ công tác cứu nạn…Đặc biệt ưu tiên những xã thuộc vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ lớn như thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Giăng, sông Hiếu được vay vốn với lãi suất thấp hoặc được Nhà nước hỗ trợ giá cho một số mặt hàng thiết yếu khi lũ xảy rạ Xây dựng cơ chế tài chính trồng và bảo vệ rừng.

Sớm hoàn thành xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, tránh thiên tai lũ, lụt ở mọi cấp: đưa kiến thức cơ bản về

lũ lớn và phòng, tránh lũ lớn vào chương trình giáo dục trong các trường học trên

địa bàn Nghệ An và Hà tĩnh; cảnh báo các nguy cơ lũ lớn xảy ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng tới các vùng trên lưu vực sông; tổ chức cho người dân các địa bàn có nguy cơ lũ lớn cao được học tập và thực hành những phương án phòng, tránh khi lũ lớn xảy rạ

Cơ chế phối hợp điều hành quản lý lũ lớn rõ ràng ngay trước mùa lũ.

Xây dựng cơ chế phối hợp công tác quản lý lũ lớn cho lưu vực sông Lam có

đại diện tỉnh Xiêng Khoảng tham giạ

2) Qui hoch phòng, chng lũ ln: Trên cơ sở bản đồ ngập lụt sông Lam ứng với lũ

năm 1978 và lũ thiết kế 1%; 0,5% các huyện và thành phố Vinh; Cửa Lò; Nghi Lộc; Nàm Đàn; Hưng Nguyên; Nghi Xuân; Hồng Lĩnh; Đức Thọ cần có phương án qui hoạch sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu ngập nước vào lũ chính vụ. Những địa phương này cần có phương án giãn dân ra ngoài vùng ngập lụt đã được xác định.

Qui hoạch diện tích đất trồng rừng: Khu vực sông Nậm Mộ-Nậm Nơn; thượng nguồn sông Giăng; sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố do độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh là khu vực có nguy cơ cao nhất xảy ra lũ lớn cần ưu tiên diện tích đất trồng rừng đặc biệt xung yếụ Khu vực này ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, rừng

đặc dụng. Các khu vực: Hạ nguồn sông Hiếu; Cửa Rào; hạ nguồn sông Ngàn Sâu; sông Ngàn Phố; Khe Choang; Khe Bố cần qui hoạch trồng rừng xung yếu, ưu tiên phát triển rừng đặc dụng. Trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất, hàng năm cần có bổ

sung, điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp với từng vùng.

Phòng, chống nạn lâm tặc có hiệu quả, ngăn chặn nạn phá rừng để trồng sắn, có cơ chế tài chính rõ ràng phù hợp đối với các hộ bảo vệ rừng.

Rà soát lại hệ thống đê sông và đê biển. Có thể xây dựng một số tuyến đê mới bảo vệ cho các vùng đồng bằng cũng như các thị trấn, khu đông dân cư dọc theo các tuyến sông của hệ thống sông Lam.

3) Khoa hc công ngh: Trước mắt các trạm thủy văn Hòa Duyệt, Sơn Diệm và Dừa cần ứng dụng các tiêu chí đã có để nhận dạng lũ lớn xảy ra ngay tại trạm đo, từ đó đúc rút kinh nghiệm để chỉnh sửa phù hợp hơn. Đồng thời tại các trạm còn lại như: Linh Cảm, Chu Lễ trên sông La; Mường Xén, Cửa Rào, Yên Thượng, Nam

Đàn trên sông Cả, các trạm trên sông Hiếu cần xây dựng tiêu chí để nhận dạng lũ

trên hệ thống sông và sẽ góp phần đắc lực cho công tác cảnh báo, dự báo lũ lớn hiệu quả hơn.

Căn cứ vào bản đồ nguy cơ ngập lụt của từng vùng và mực nước lũ lên tại trạm Chợ Tràng, xây dựng sơ đồ chỉ đạo công tác ứng phó trên lưu vực sông Lam. Đặc biệt lưu ý những vùng có nguy cơ lũ lớn và lũ quét như: Thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố và sông Giăng.

Tăng cường hơn các thiết bị đo mưa tự ghi nhằm cung cấp kịp thời và tin cậy cho các bản tin nhận dạng, cảnh báo và dự báo lũ lớn. Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp hệ thống thông tin, truyền thanh nhất là các vùng thường xuyên có lũ, vùng sâu, vùng xạ Đa dạng hóa các phương thức truyền tin. Lồng ghép nội dung phòng, chống lũ lớn với các chương trình khác của địa phương, nhất là cấp huyện; phường, xã, thị trấn. Thường xuyên giao lưu, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam.

4) Tài chính cho công tác qun lý lũ ln: Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, cần tạo thêm nguồn vốn cho công tác quản lý lũ lớn theo các giai đoạn. Xây dựng phương án huy động vốn cho quản lý lũ lớn. Xã hội hóa công tác quản lý lũ lớn và tạo lập các quĩ bảo hiểm thiên tai lũ.

5) Công tác cu h, cu nn: Các phương án cứu hộ phải cụ thể, chi tiết và chia thành 3 vành đai:

+ Tại vùng lũ: Phương án cứu hộ tại chỗ

+ Khu vực ngoài vùng lũ (đối với địa phương): Phương án chi viện, hỗ trợ trên cơ sở phương án cứu hộ tại chỗ, chẳng hạn như việc di dân…

+ Khu vực hỗ trợ vĩ mô (đối với cấp tỉnh trở lên, ban quản lý lưu vực sông, cấp khu vực và Trung ương):

Mỗi vùng có nguy cơ cao lũ lớn và ngập lụt, cần xây dựng lực lượng cứu hộ

chuyên nghiệp, thường xuyên được bỗi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác cứu hộ, cứu nạn. Tập trung đầu tư trang bị phương tiện tối thiểu để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Ưu tiên cho vùng có nguy cơ cao, dễ xảy ra lũ lớn và lũ quét.

6) Phương châm 4 ti ch: Chỉ huy, lực lượng, vật tư phương tiện và hậu cần phải theo phương châm 4 tại chỗ là chủ yếu và được quán triệt xuyên suốt cả 3 giai đoạn: trước lũ, trong lũ và sau lũ.

Quản lý bằng các giải pháp công trình

- Tiêu chun phòng lũ cho sông Lam là bảo đảm an toàn khu vực thành phố

Vinh và giảm ngập lụt cho hạ du (bảng 4-2). Với tiêu chuẩn chống lũ trên đây, hệ

thống phòng lũ chỉ đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn chống lũ 1978. Với lũ chính vụ có P ≤1% cần phải gia cố hệ thống đê và có sự tham gia điều tiết cắt lũ của các hồ thủy lợi, thủy điện trên thượng lưu sông.

- Từ nay đến trước năm 2015, tiếp tục duy trì hai khu chậm lũ là Nam - Đức và Hữu Thanh Chương trong quản lý lũ lớn. Sau 2015, khi đã hoàn thành nâng cấp chất lượng đê Tả Lam và có thêm hồ Bản Mồng (có dung tích phòng lũ theo qui hoạch), hồ Thác Muối và các 6 hồ thượng lưu hồ Bản Mồng [60] thì có thể xem xét

đến việc xóa bỏ hai khu chậm lũ nói trên.

Bng 4.2. Tiêu chuẩn chống lũ hiện tại cho hạ lưu vực sông Lam

TT Địa đim Sông Đặc trưng lũ Lũ tiêu chun Q (m3/s) H (m) H(m) Năm

1 Yên Thượng Cả 13.000 12,38 12,38 1978

2 Nam Đàn Cả 13.162 9,76 9,76 1978

3 Linh Cảm La 3.136 7,75 7,75 1978

4 Chợ Tràng Lam 15.619 7,35 7,35 1978

- Lũ tháng IX/1978 là do mưa lớn ở trung lưu, thượng lưu sông Cả còn lưu vực sông Hiếu lượng mưa thấp hơn. Với lũ lớn ứng với tần suất 1% mức cắt lũ của hồ

Bản Vẽ, Ngàn Trươi chưa đủ, cần xây dựng thêm hồ Bản Mồng, Khe Bố, hồ Thác Muối có dung tích phòng lũ (qui hoạch) và 6 hồ chứa thượng lưu hồ Bản Mồng [63] có dung tích phòng lũ cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống đê được an toàn.

- Công trình h tng kinh tế xã hi: Trên lưu vực sông cần kiên cố hoá hệ

8 bên bờ hữu sông La đến biên giới Việt Nam - Lào, tuyến đường Hồ Chí Minh. Mở rộng kích thước các cầu cống thoát lũ nhanh, phòng chống ứ ngập dễ gây ra lũ

quét. Xây dựng hệ thống cầu qua sông phải bảo đảm thoát được lũ lớn hơn lũ lịch sử. Đoạn đường sắt Bắc-Nam đoạn qua hạ lưu sông Lam cần được nâng cấp vừa bảo đảm ít ngập lụt và mở rộng khẩu độ cầu để thông thoát lũ.

Xây dựng các công trình công cộng như công sở, cơ sở khám chữa bệnh, trường học và khu dân cư cần sử dụng kết cấu và vật liệu thích hợp với những vùng nguy cơ lũ lớn. Chẳng hạn như dọc theo sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu, thị trấn huyện Hương Sơn, huyện Vũ Quang và các thị trấn khác phía Nam thuộc lưu vực sông. Xây dựng hệ thống tải điện, nhất là các vị trí mà đường dây tải điện 500 kv đi qua, các trạm, hệ thống thông tin, kho tàng...

- Các công trình dân sinh: Mục tiêu là mỗi gia đình có ít nhất một phòng ở

kiên cố có thể tránh được lũ trong điều kiện khẩn cấp.

2. Giai đon qun lý khi lũ xy ra - giai đon ng phó: Căn cứ vào bản tin cảnh báo mưa lớn từ Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, các trạm Dừa, Ngàn Phố,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)