- Xây dựng kết nối các mạng lưới, tư nhân với cộng đồng Đúc rút kinh nghiệm sau trận lũ lớn.
1. Những nội dung chính luận án đã thực hiện
Để đạt được mục tiêu đặt ra và phạm vi nghiên cứu đã xác định, Luận án đã thực hiện các nội dung cơ bản gồm nghiên cứu tổng quan về tình hình lũ, lũ lớn; các giải pháp quản lý lũ lớn; quan điểm chiến lược quản lý lũ lớn trên thế giới và Việt Nam. Từđó Luận án xác định hướng tiếp cận nghiên cứu vừa có tính kế thừa vừa có
đóng góp mớị
Trong nghiên cứu lũ lớn, Luận án đã nghiên cứu các nhân tố gây ra lũ lớn trên lưu vực sông Lam và bước đầu có xét đến những biểu hiện của biến đổi khí hậụ Những đặc điểm lũ và xu thế biến đổi của dòng chảy lũ trên lưu vực được nghiên cứu sâu làm nền cho những nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn tiếp theọ
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam được tiến hành thông qua nghiên cứu quy luật biến đổi đỉnh lũ lịch sử theo diện tích lưu vực khống chế và theo diện tích đơn vị 100 km2. Từ đó xác
định mức độ tham gia đóng góp vào lũ lớn sông Lam của các tiểu lưu vực. Tổ hợp lũ của những trận lũ lớn đã xảy ra giữa sông chính - sông nhánh và toàn lưu vực cho thấy lũ lớn xuất hiện không đồng kỳ. Luận án đã thiết lập được một số tiêu chí để
nhận dạng lũ lớn tại một số tuyến sông. Từ những đặc điểm mưa và lũ, điều kiện lưu vực luận án đã phân vùng nguy cơ lũ lớn cho toàn lưu vực. Ứng dụng các mô hình MIKE11 và MIKE 21 diễn toán lũ và đánh giá vai trò của các công trình phòng, chống lũ và khả năng ngập lụt khu vực hạ lưu sông Lam với các phương án khác nhau, từđó tạo cơ sở tốt cho đề xuất các biện pháp cụ thể trong quản lý lũ lớn.
Nghiên cứu quản lý lũ lớn và đề xuất các giải pháp quản lý lũ lớn sông Lam là
nội dung quan trọng của luận án, kết quả nghiên cứu trên cơ sở xác định mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý đã đưa ra được tiêu chí và yêu cầu quản lý lũ lớn cho lưu vực sông Lam. Từđó đề xuất những giải pháp cụ thể về phi công trình cũng
như công trình trong quá trình quản lý lũ lớn phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra kết quả
nghiên cứu đã chỉ rõ được tương ứng với từng mực nước theo cấp báo động tại Chợ
Tràng thì những vùng nào sẽ bị ngập (cả diện và độ sâu). Đây là cơ sở rất quan trọng trong việc đánh giá thiệt hại và khắc phục lũ, ngập lụt, giúp cho công tác quản lý lũđạt hiệu quả hơn.