Thảm phủ: Độ che phủ rừng chung cho cả lưuvực sông tăng từ 47% (năm 2005) lên kho ảng 52% (năm 2010) [47], [48], [61] Trong đó rừng tự nhiên là 689.077 ha

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 53 - 58)

- Nhóm đất ngập mặn ven biển: Nhóm này có diện tích không lớn, phân bố ở

3.Thảm phủ: Độ che phủ rừng chung cho cả lưuvực sông tăng từ 47% (năm 2005) lên kho ảng 52% (năm 2010) [47], [48], [61] Trong đó rừng tự nhiên là 689.077 ha

(chiếm khoảng 42% so với tổng diện tích tự nhiên) tập trung chủ yếu ở 2 vườn quốc gia là Pù Mát diện tích 911 km2 (Nghệ An) và vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), tổng diện tích là 551 km2 thuộc hệ rừng kín thường xanh á nhiệt đới chiếm 96% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng nguyên sinh chiếm trên 70%.

Diện tích đất trống đồi núi trọc trên lưu vực sông khá cao, khoảng 20% diện tích

đất tự nhiên. Do vậy khi mưa xuống khả năng giữ nước ở các sườn dốc kém đi đồng thời làm gia tăng tập trung nước nhanh xuống các dòng sông và tạo nên dòng chảy lũ có cường độ lớn và đây cũng là một nguyên nhân làm tăng khả năng sinh lũ trên lưu vực sông Lam. Nhiệm vụ phát triển đất lâm nghiệp của Nghệ An là phấn đấu trồng rừng mỗi năm từ 10.000 -12.000 ha đểđạt tỷ lệ che phủ rừng là 55% [48] vào năm 2015.

4. Hình thái lưu vc sông: Sông Lam là một trong 9 hệ thống sông lớn của Việt Nam, nằm trong giới hạn có tọa độ từ 103045’ ÷ 105010’ kinh độĐông và từ 18015’÷ Nam, nằm trong giới hạn có tọa độ từ 103045’ ÷ 105010’ kinh độĐông và từ 18015’÷ 20010’ vĩ độ Bắc. Dòng chính sông Lam bắt nguồn từ tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, có chiều dài 531 km, diện tích lưu vực 27.200 km2 [68], trên lãnh thổ Việt Nam là 17.900 km2 (chiếm khoảng 66%) [43]. Hệ thống sông Lam có 2 sông lớn là sông Cả và sông La (hình 2-1).

- Sông C bắt nguồn từ tỉnh Xiêng Khoảng thuộc Lào, có cao độ trên 2.000 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam hợp với sông La tại Trường Xá (105037’20” kinh độ Đông; 18034’10” vĩ độ Bắc) đổ ra Biển Đông tại Cửa Hội (105045’30” kinh

độĐông; 18045’30”vĩ độ Bắc). Từ Trường Xá đến Biển Đông gọi là sông Lam. Hệ thống sông Lam có 44 sông nhánh cấp 1, nhỏ nhất là Khe Hói có diện tích lưu vực là 20,5 km2, lớn nhất là sông Hiếu có diện tích lưu vực 5.417 km2[43]. Sông Hiếu bắt nguồn từ bản Chiềng có vị trí 104037’30” kinh độ Đông và 19036’50” vĩ độ Bắc, nhập vào sông Cả tại Đào Giàng có vị trí là 104058’20” kinh độ Đông và 19002’00” vĩ độ Bắc, chiều dài sông chính là 227 km, hệ số uốn khúc là 3,0. Sông nhánh lớn thứ hai là sông Nậm Mộ có diện tích lưu vực là 3.930 km2 bắt nguồn từ

Lào, đổ vào thượng nguồn sông Cả tại Cửa Rào có vị trí 104025’20” kinh độĐông và 19017’00” vĩđộ Bắc; chiều dài sông chính 173 km; hệ số uốn khúc 3,94.

Bng 2-3: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam

Tên sông Flưuvc (km2) Cao độ Bq (m) Độ dc Bq (%) Chiu rng Bq (m) Mt độ L. sông (km/km2) H số đối xng H s hình dng lưu vc sông Sông Lam 27.200 294 18,3 89,0 0,6 -0,14 0,29 Nâm Mộ 3.930 960 25,7 38,2 - 0,22 0,27 Sông Giăng 1.050 492 17,2 15,3 - -0,09 0,24 Sông Hiếu 5.417 303 13,0 32,5 0,71 0,02 0,20 Sông La 3.234 360 28,2 46,6 0,87 0,53 0,68 Ngun: [43], [68]

Sông La là sông nhánh cấp 1 lớn thứ 3 có dòng chính là sông Ngàn Sâu, bắt nguồn từ núi ông Giao ở cao độ 1.100m, có vị trí là 105036’40” kinh độ Đông và 18000’50” vĩ độ Bắc. Dòng chính sông Ngàn Sâu có chiều dài sông là 159 km [43]; hệ số uốn khúc 2,2. Sông La có sông nhánh lớn nhất là sông Ngàn Phố. Sông Ngàn Phố bắt nguồn từ sườn Đông của dãy Trường Sơn tại vị trí 105007’40” kinh độĐông và 18025’30” vĩ độ Bắc và nhập vào sông La tại Vĩnh Khánh có vị trí là 105030’50” kinh độ Đông và 18031’30” vĩ độ Bắc; chiều dài sông là 70 km, hệ số uốn khúc là 1,52 (xem bảng 2-4).

Bng 2-4: Đặc trưng hình thái nhánh sông cấp 1 có F ≥ 1.000 km2 thuộc lưu vực sông La

Sông Flưu vc (km2) Cao độ Bq (m) Độ dc Bq (%) Chiu rng Bq (m) Mt độ lưới Sông (km/km2) Sông Ngàn Phố 1.060 331 25.2 18.7 0.91 Ngun [68]

Mật độ lưới sông của sông Lam là 0,6 km/km2 xấp xỉ so với mật độ lưới sông các sông miền Trung (0,67 km/km2) [67]. Mật độ lưới sông có vai trò lớn ảnh hưởng đến tập trung dòng chảy lũ trên lưu vực, nói cách khác mật độ lưới sông càng cao càng làm tăng nguy cơ dòng chảy lũ.

Thượng nguồn sông La, mật độ lưới sông từ 0,87 km/km2 (sông Ngàn Phố) đến 0,91 km/km2 (sông Ngàn Sâu) trong khi ở thượng nguồn sông Hiếu là 0,71 km/km2, thượng nguồn sông Cả 0,60 km/km2. Như vậy mạng lưới sông La phát triển dày đặc hơn so với sông Cả. Vì thế có thể trong cùng một lượng dòng chảy, cùng một chếđộ

nước sông, lũ sông La có thể hình thành và phát triển tạo ra những trận lũ kép phức tạp hơn so với lũ trên sông Cả. Như thế có thể thấy sông Ngàn Sâu, sông Ngàn phố có nguy cơ dòng chảy lũ cao nhất, tiếp đến sông Hiếu và thấp nhất là dòng chính sông Cả.

Thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu hệ số uốn khúc khá lớn, từ 3,0 ÷ 4,0 cao hơn so với thượng nguồn sông La 2 lần. Vì thế, thượng nguồn sông La dòng chảy khá thẳng, thượng nguồn sông Cả dòng chảy quanh co qua nhiều miền địa hình và các nếp uốn khúc. Với hệ số uốn khúc như vậy làm cho lũ khi được sinh ra trên lưu vực sông La sẽ tập trung nhanh xuống hạ lưu hơn so với lũ sinh ra trên sông Cả.

2.2.3. Hot động kinh tế - xã hi ca con người trên lưu vc sông Lam

Hiện nay trên lưu vực sông Lam đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi với nhiệm vụ tưới, tiêu và phòng, chống, giảm nhẹ thiên taị Những công trình lớn như đập Đô Luơng, hệ thống đê Tả Lam, kênh Vách Bắc, hồ Sông Sào, hồ Bản Vẽ và

đang xây dựng hồ Ngàn Trươi (Hà Tĩnh) dung tích toàn bộ khoảng 457 triệu m3.

Đặc biệt là hệ thống đê dọc vùng hạ lưu sông, riêng Nghệ An đã có 473 km đê các loại với hơn 68 km đê cấp III rất quan trọng. Quyết định số 78/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An [63] về “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020” nêu rõ: “… Xây dng hoàn thin các h cha nước đầu ngun dòng chính sông C, sông Hiếu, sông Giăng để điu tiết nước h du, phát đin, chng lũ và ci to môi trường sinh thái”. Trong phương án thực hiện, tiếp tục nghiên cứu xây dựng hồ Bản Mồng trên sông Hiếu, hồ Thác Muối trên sông Giăng. Trên lưu vực sông mới chỉ có hồ Bản Vẽ có dung tích phòng lũ 300 triệu m3, hoạt động từ năm 2010.

Mạng lưới giao thông đường sắt và đường bộ lớn trên lưu vực sông Lam có Quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất chạy dọc theo ven biển và ngang qua hạ lưu sông, gây ảnh hưởng đến thoát lũ vùng đồng bằng. Ngoài ra đường Hồ Chí Minh đi qua sông Cả, sông Giăng, sông Ngàn Phố và chạy dọc theo sông Ngàn Sâu cũng

ảnh hưởng nhất định đến lũ lớn trên lưu vực sông.

Cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn và quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH-HĐH) trên lưu vực sông Lam có nhiều thay đổi; công nghiệp, xây dựng ngày càng phát triển trong khi đó nông, lâm nghiệp ngày càng giảm. Từ năm 2005- 2010 [47], [48] bình quân cơ cấu ngành nông lâm nghiệp giảm 1,4%/năm, trong khi công nghiệp, xây dựng tăng 1,2%/năm (bảng 2-5). Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp qui mô lớn hình thành và phát triển trên lưu vực sông như: Khu kinh tế

Nghi Sơn, Vũng Áng, khu kinh tếđa ngành Đông Nam Nghệ An…

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất [62] trên lưu vực sông đến năm 2009 gồm đất nông nghiệp có diện tích 1.632.559 ha, chiếm 72,5%, đất phi nông nghiệp 191.283

ha (8,5%), và đất chưa sử dụng là 428.530 ha, chiếm 19 % đất tự nhiên. Đối với đất thủy lợi cần đảm bảo quỹđất xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, xây dựng hồ Bản Mồng, hồ Thác Muối và xây dựng mới các công trình nhỏ thượng nguồn các sông.

Bng 2-5: Tốc độ phát triển các ngành kinh tế của Nghệ An và Hà Tĩnh Tnh Cơ cu các ngành kinh tế Thc hin thi k 2006-2010 (%) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nghệ An

- Công nghiệp, xây dựng 29,3 30,4 32,0 32,0 32,0 33,4 - Nông, lâm, ngư nghiệp 34,4 33,0 31,0 30,9 30,5 28,5

- Dịch vụ 36,3 36,6 37,0 37,1 37,5 38,1

Hà Tĩnh

- Công nghiệp, xây dựng 25,6 26,7 29,7 30,4 30,4 32,4 - Nông, lâm, ngư nghiệp 43,1 40,3 36,7 37,6 36,7 35,0

- Dịch vụ 31,3 33,0 33,6 32,0 32,9 32,6

Ngun: [47], [48]

Như vậy, quỹđất được sử dụng vào mục đích chống lũ trên lưu vực sông ngày

được cải thiện và thích hợp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó quỹđất dành cho phát triển các khu đô thị, khu và cụm công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng caọ Đây cũng là áp lực mới nảy sinh cho công tác quản lý lũ trên lưu vực sông.

2.2.4. Mt s biu hin nh hưởng biến đổi khí hu đến lũ ln lưu vc sông Lam

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009 và dự thảo năm 2011, Luận án nghiên cứu một số biểu hiện ảnh hưởng đến lũ lớn lưu vực sông Lam theo nội dung:

- Mức thay đổi lượng mưa theo mùa mưa tại một số vị trí trên sông Lam - Sự xuất hiện mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm vượt báo động III tại một số vị trí - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ lũ lớn sông Lam

Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu là lượng mưa mùa lũ (VI-XI) có xu thế tăng lên và ảnh hưởng đến lũ lớn lưu vực sông Lam như sau:

Theo dự báo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), trung bình số trận bão xuất hiện ở khu vực Thái Bình Dương và Biển Đông có thể tăng lên từ 1÷2 trận/năm. Đồng thời cấp bão cũng tăng từ 1÷2 cấp. Trên lưu vực sông Lam, nhiệt độ

trung bình mùa có thể tăng lên từ 2,40C - 3,60C [70] và lượng mưa mùa tăng khoảng từ 5% - 10,3% vào cuối thế kỷ 21 (xem bảng 2-6).

Bng 2-6: Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình mùa và mức thay đổi (%) lượng mưa mùa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) đối với

lưu vực sông Lam - Dự thảo 2011

Đặc trưng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 1. Nhit độ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 53 - 58)