Hướng phát triển và kiến nghị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 136 - 137)

- Xây dựng kết nối các mạng lưới, tư nhân với cộng đồng Đúc rút kinh nghiệm sau trận lũ lớn.

3. Hướng phát triển và kiến nghị

1) Hướng phát trin: Những kết quả nghiên cứu của luận án mới là đóng góp bước

đầu trong nghiên cứu quản lý lũ lớn sông Lam. Do vậy hướng phát triển chính tiếp theo của nghiên cứu là đi sâu thêm về xây dựng công nghệ nhận dạng lũ lớn để cảnh báo và dự báo lũ lớn có độ tin cậy cao hơn. Đồng thời ứng dụng tốt các mô hình toán thủy văn thủy lực phục vụ công tác hỗ trợ ra quyết định trong đó có dự báo lũ

trung hạn, tính toán truyền lũ, đánh giá vai trò của các công trình, nghiên cứu kết nối giữa quản lý lưu vực và quản lý lũ lớn.

2) Kiến ngh: Để công tác quản lý lũ lớn có hiệu quả cao trên lưu vực sông Lam, tác giả luận án kiến nghị:

- Nhà nước cho phép bổ sung mạng lưới trạm đo khí tượng thủy văn, nhất là trên lưu vực sông Hiếu, sông Giăng, sông La, đặc biệt cho phép phối hợp với phía bạn tổ

chức các trạm quan trắc trên thượng nguồn lưu vực ở Lào nhằm phục vụ công tác cảnh báo, dự báo và quản lý lũ lớn ngày càng tốt hơn.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Lam vận hành trong năm.

- Nhà nước cho phép rà soát lại tiêu chuẩn thiết kế các công trình hồ chứa, đê sông,

đê biển nhằm đảm bảo an toàn trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam cần được tiếp tục nghiên cứu theo hướng tiếp cận quan điểm tổng hợp và hệ thống.

DANH MC CÁC CÔNG TRÌNH CA TÁC GI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)