- Nhóm đất ngập mặn ven biển: Nhóm này có diện tích không lớn, phân bố ở
3. Các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện: Quyết định số 1879/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 10 n ăm 2010 của Thủ tướng Chính phủ [42], phê duyệt danh mục các hồ
3.2.3. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý lũlớn lưuvực sông
Công tác tổ chức quản lý lũ lớn và quản lý đê điều được tổ chức theo ngành và kết hợp với vùng miền, trên sông Lam được thực hiện bởi sự phối hợp giữa Nghệ
An và Hà Tĩnh: Từ Chợ Tràng qua huyện Nam Đàn đến biên giới với Lào thuộc địa phận của Nghệ An. Từ Chợ Tràng đến biên giới với Lào qua các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Khê thuộc địa phận của Hà Tĩnh.
Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thuộc Tổng cục Thủy lợi - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bãọ
Công tác quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam được thực hiện trực tiếp bởi cơ
quan chuyên môn là Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão thuộc Sở NN&PTNT hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trực tiếp quản lý hệ thống đê cấp III và mạng lưới phòng chống lụt bão ở cấp huyện, xã. Hàng năm Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão của các tỉnh đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộđê. Trên cơ sở những đánh giá thực trạng các tuyến đê, cần thiết có những kiến nghị các giải pháp tu bổ hoặc nâng cấp. Đồng thời đưa ra các phương án tập trung chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên xử lý kịp thời khi có sự cố xảy rạ
Theo đánh giá hiện trạng công trình trước lũ năm 2010 của Sở NN&PTNT Nghệ An [6] cho thấy: Tổng chiều dài hệ thống đê của Nghệ An 473 km, trong đó,
đê Tả Lam cấp III dài 68,2 km; đê Tả-Hữu Lam cấp IV 101,1 km; đê cửa sông 100,6 km và đê cửa biển 52,6 km.
Đê sông Tả Lam đủ khả năng chống được mực nước lũ tương đương với mực nước lũ hoàn nguyên năm 1978. Các tuyến đê khác chống được lũ tương đương mức báo động II của tuyến đê Tả Lam. Các tuyến đê cửa sông chỉ chống được gió bão, áp thấp cấp 7 đến 8.
Hàng năm, Nghệ An và Hà Tĩnh xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phòng, chống lụt bãọ Trên cơ sở đặc điểm vềđịa lý, địa hình, thiên tai và thực trạng các công trình phòng, chống lụt bão, cơ sở hạ tầng hiện có như hệ thống
đê điều, công trình hồđập, các địa phương phân tích diễn biến thời tiết những tháng trước mùa lũ để nhận định xu thế thời tiết; xác định mục tiêu và phương châm phòng, chống bão lũ; xác định nhiệm vụ và giải pháp quản lý lũ trong năm.
Trên cơ sở các giải pháp, địa phương phân công nhiệm vụ các ngành như: Đơn vị thường trực ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp tỉnh; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ đội biên phòng; Sở Thủy sản; Sở giao thông vận tải; Sở bưu chính viễn thông; Sở Tài chính; Trung tâm Dự báo KTTV tỉnh; Công an; Sở Y tế; Điện lực; Thương mại và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa thông tin; Đài phát thanh và truyền hình; đơn vị liên quan khác; các địa phương: huyện, xã…
Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 [39] gồm: tại Nghệ
An, tuyến đê Tả Lam; Đồng Văn và một số tuyến đê dưới cấp III với tổng chiều dài 9.100 m; tại Hà Tĩnh gồm tuyến đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III với tổng chiều dài 139.650 m.
Giai đoạn 2010 - 2012, lưu vực sông Lam [41] có thêm 01 trạm ra đa thời tiết tại Vinh; xây dựng và trang bị thiết bị truyền số liệu VSAT tại Nghệ An và Hà Tĩnh; máy chủ quản trị hệ thống và máy chủ cho trung tâm dự báo KTTV khu vực Bắc Trung bộ. Hiện đại hóa công nghệ dự báo KTTV như trang bị công nghệ dự
báo thủy văn vùng thượng lưu các hồ chứa; công nghệ số dự báo lũ cực ngắn cho các sông có độ dốc lớn và lũ diễn biến nhanh.
Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ban ngành của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đo đạc và dự báo lũ trên các sông. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiệm vụ chỉ đạo vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo an toàn, hỗ trợ chống lũ. Các hồ chứa trên lưu vực sông Lam chưa có và cần thiết phải xây dựng qui trình vận hành liên hồ chứạ
Như vậy còn một số ngành liên quan chưa thực sự tham gia vào công tác quản lý lũ lớn. Có thể thấy về quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam hiện vẫn còn nhiều tồn tại, trong đó có sự thiếu tham gia đồng bộ, quy hoạch phòng, chống lũ chưa mang tính tổng hợp, chưa đủ các công trình chống lũ thượng lưụ