Hiện trạng về nghiên cứu quản lý lũlớn lưuvực sông Lam 1 Tình hình chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 36 - 37)

2. Nghiên cứu về tính toán lũlớ n, giải pháp quản lý lũlớn

1.4.Hiện trạng về nghiên cứu quản lý lũlớn lưuvực sông Lam 1 Tình hình chung

1.4.1. Tình hình chung

Các sông thuộc lưu vực sông Lam đều bắt nguồn từ núi cao với địa hình chia thành 3 vùng chính [1] rất rõ rệt là núi cao; gò đồi trung du; đồng bằng và ven biển.

Độ dốc lòng sông và độ dốc lưu vực lớn, diện tích lưu vực nhỏ, chiều dài sông ngắn. Diện tích đất chưa sử dụng chiếm khoảng 20% đất tự nhiên [62], phần lớn là

đất trống, đồi núi trọc. Vì thế yếu tốđịa hình ở đây ảnh hưởng rất lớn đến chếđộ lũ

lưu vực sông.

Khả năng điều tiết lũ của lưu vực kém nên thời gian tập trung lũ ngắn, cường suất lũ lên lớn. Lượng nước mùa lũ chiếm từ 70÷80% lượng dòng chảy năm. Sự phân bố dòng chảy năm rất không đều giữa các mùa, các tháng trong năm. Lưu vực sông Lam nằm trong khu vực chuyển tiếp từ chếđộ lũ hè thu sang chếđộ lũ thu đông và là vùng có nhiều bão gây mưa lũ lớn. Nhiều trận lũ lớn rất khốc liệt đã xảy ra như năm 1978, 1984, 1988, 1990, 1992, 1993, 1996, 2002, 2007, 2008, 2010 và 2011 [14].

Hiện nay trên lưu vực sông Lam chưa có hồ chứa lớn nào để cắt lũ triệt để, công trình chống lũ duy nhất là hệ thống đê. Diễn biến lòng sông giữa hai đê phức tạp, uy hiếp chân đê. Đoạn sông từ Nam Đàn đến Chợ Tràng thường gây cản trở

khả năng thoát lũ của sông. Trong khi đó các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã tạo nên sức ép rất lớn cho quản lý lũ lớn như:

- Khai thác rừng, trồng rừng không theo quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch sử

dụng đất vào các mục đích phát triển công nghiệp như các khu công nghiệp Bắc Vinh, Nghi Lộc, Tây Nghệ An, Thị xã Cửa Lò, Nghĩa Đàn…

- Các chương trình phát triển kinh tế phía Tây Nghệ An, chính sách dân tộc, chương trình về định canh định cư, khai thác tài nguyên khoáng sản tập trung chủ

yếu ở vùng núi, vùng thượng nguồn - vùng sinh lũ. Thách thức lớn nhất là phát triển kinh tế mất cân đối giữa các khu vực với nhau, giữa thượng lưu với hạ lưu, tạo sức ép lớn về quản lý lũ lớn cho lưu vực sông.

Ngoài ra, sự tác động của biến đổi khí hậu ngày càng có xu thế bất lợi như

trong khi hệ thống quản lý lũ lớn nhưđê điều được xây dựng đã lâu chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 36 - 37)