Một số trận lũlớn điển hình trên lưuvực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 37 - 39)

Thống kê trong 5 thập kỷ qua, trên lưu vực sông Lam đã xảy ra nhiều trận lũ

lớn, đặc biệt trận lũ xảy ra tháng IX/1978 trên lưu vực sông do bão xảy ra liên tiếp

đã gây mưa lớn trong nhiều ngàỵ Tình hình một số trận lũ lớn trên lưu vực sông Lam được thống kê trong Bảng 1-2.

Bng 1-2: Thống kê một số trận lũ lớn đã xảy ra tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam

TT Trm Sông Thi gian xut hin Hmax(cm) Ghi chú

1 Mường Xén Nậm Mộ 25/VI/2011 14549 Lũ lịch sử 28/IX/2005 14215 27/VIII/1973 14047 2 Nghĩa Khánh Hiếu 23/X/1978 4135 15/X/1988 4099 07/IX/1980 4095 3 Dừa Cả 18/X/1988 2498 Lũ lịch sử 28/IX/1978 2490 28/VIII/1973 2366 4 Nam Đàn Cả 29/I X/1978 964 Lũ lịch sử 19/X/1988 941 25/IX/1996 830 5 Sơn Diệm Ngàn Phố 20/IX/2002 1582 Lũ lịch sử 26/V/1989 1535 17/X/1988 1460

6 Hoà Duyệt Ngàn Sâu 17/X/2010 1283 Lũ lịch sử

06/X/1960 1273

08/VIII/2007 1205

7 Linh Cảm Sông La 29/IX/1978 775 Lũ lịch sử

21/IX/2002 771

Một số trận lũ lớn điển hình gây nhiều thiệt hại về người và của như:

Trn lũ tháng X/1978: Đây được coi là trận lũ lịch sử trên lưu vực, làm vỡ tới 605 vị trí đê với tổng chiều dài 29,4 km, trong đó đê trung ương vỡ 7 đoạn dài 570 m và riêng sông Cả bị vỡ tới 125 vị trí [1].

Trn lũ tháng IX/2002: làm ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại nặng [31]. Tại Nghệ An có 24 người chết, 5 người bị thương; 10.225 ngôi nhà bị ngập và trên 23 ngàn ha đất trồng trọt bị ngập và mất trắng, nhiều công trình phúc lợi công cộng, giao thông thuỷ lợi bị mất và hỏng nặng; thiệt hại khoảng 127 tỷđồng. Tại Hà Tĩnh có 53 người chết; ngập toàn bộ huyện Hương Sơn và huyện Vũ Quang; huyện Hương Khê có 18/22 xã bị ngập; huyện Đức Thọ có 19/28 xã bị ngập; thiệt hại khoảng 771 tỷđồng.

Trn lũ tháng VIII và tháng X/2007: Từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình có mưa rất to và gây lũ lớn trên các sông [20] làm thiệt hại nặng nề cho các tỉnh: tại Hà Tĩnh có 29 người chết, 5 người bị thương; 121 nhà bị cuốn trôi, 26.051 nhà bị ngập; nhiều công trình hồ đập vị vỡ; 25.663 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại khoảng 2.000 tỷđồng. Tại Nghệ An có 2 người chết; 5.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, 350 ha ao hồ bị ngập; 10.000 m3 hồđập bị sạt lở; thiệt hại gần 40 tỷđồng. Trận lũ lớn tháng X/2007 lại xảy ra ở Bắc miền Trung, tỉnh Nghệ An thiệt hại hơn 550 tỷ đồng. Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh có 16 xã bị ngập nặng, trong đó 3 xã Sơn Phú, Sơn Mai và Sơn Thủy bị cô lập hoàn toàn, thiệt hại 230 tỷđồng.

Qua nghiên cứu, phân tích đặc điểm và khả năng gây thiệt hại của một số trận lũ lớn điển hình xảy ra trên lưu vực sông Lam cho thấy:

- Lũ lớn xảy ra trên lưu vực sông Lam với tần số khá caọ Những năm gần đây, lũ lớn xảy ra ngày càng ác liệt và phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn. Mỗi khi lũ lớn xảy ra, nhiều vùng rộng lớn trên lưu vực sông bịảnh hưởng nghiêm trọng. Thiệt hại do các trận lũ lớn gây ra ngày càng nặng nề hơn.

- Nguyên nhân chính gây ra các trận lũ lớn là do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra mưa lớn, diện rộng, thời gian kéo dàị

Vì vậy để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của lũ lớn trên lưu vực sông Lam rất cần có giải pháp quản lý lũ lớn theo hướng tổng hợp trên cơ sở xem xét tất cả các khía cạnh có liên quan từ nguyên nhân, diễn biến, khai thác tài nguyên, xây dựng công trình đến nhận thức, tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM (Trang 37 - 39)