2. Nghiên cứu về tính toán lũlớ n, giải pháp quản lý lũlớn
1.3.3. Quá trình phát triển quan điểm chiến lược quản lý lũlớn ven biển miền Trung
Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Việt Nam đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lũ của vùng duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và hải đảo phải theo tinh thần “chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển” với nhiệm vụ và các biện pháp cụ thể sau:
- Quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông bảo
đảm chống ngập và tiêu thoát lũ.
- Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự
nhiên để ngăn sóng thần, ngăn nước biển, ngăn mặn; xây dựng các hồ chứa, tăng cường trồng rừng,…; xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển,…
- Tăng cường nghiên cứu các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ.
Quá trình phát triển quan điểm chiến lược quản lý lũ cho khu vực ven biển miền Trung có thể chia thành 3 giai đoạn theo nhận thức, trình độ khoa học công nghệ và các điều kiện kinh tế, xã hội:
- Trước năm 1980, quan điểm chung là “sống thích nghi với lũ, né tránh lũ”, chưa có các công trình hồ chứa điều tiết lũ, công trình cấp nước chủ yếu là đập dâng.
- Từ năm 1980 đến năm 1999, quan điểm chiến lược là “chung sống với lũ
chính vụ, kiểm soát lũ tiểu mãn”. Ngoài các đập dâng, trạm bơm, đã xây dựng các
đê vùng, đê bao, hồ chứa nhỏ vừa cấp nước và cắt lũ tiểu mãn.
- Sau năm 1999 đến nay, quan điểm chiến lược là “kiểm soát lũ tiểu mãn, giảm nhẹ lũ chính vụ”. Đã xây dựng các hồ chứa lớn cắt lũ kết hợp cấp nước và phát điện như hồ Bản Vẽ, Cửa Đạt, Rào Quán, Tả Trạch, A Vương, Nước Trong, Định Bình, sông Ba Hạ,…