Phƣơng thức kể chuyện

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 103 - 104)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.Phƣơng thức kể chuyện

3.3.1. Trần thuật khách quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu

Cũng như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết thường xuất hiện người trần thuật như một nhân vật trung gian, có nhiệm vụ miêu tả, kể lại đầu đuôi, diễn biến câu chuyện để người đọc nắm bắt ý đồ của tác giả. Trong tiểu thuyết người trần thuật đóng vai trò quan trọng: là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khắng khít giữa người trần thuật với nhân vật và người đọc. Tuy nhiên không phải người trần thuật chỉ đứng ở vị trí trung gian mà đôi lúc tác giả chuyển giao điểm nhìn trần thuật cho một nhân vật trong truyện để câu chuyện thêm hấp dẫn. Trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết thì tác phẩm không chỉ có một điểm nhìn mà có thể có nhiều điểm nhìn. Người trần thuật chuyển điểm nhìn cho nhiều nhân vật trong truyện, xây dựng nhiều nhân vật kể chuyện, nhiều điểm nhìn từ nhiều khoảng, góc thời gian khác nhau. Trần thuật khách quan là một dạng trần thuật trong loại hình tự sự ra đời từ rất sớm, với hình thức kể ở ngôi thứ 3, chủ thể hoàn toàn ở ngoài cốt truyện, không thuộc vào thế giới của các nhân vật truyện, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhân vật, dẫn dắt, đứng sau hành động để quan sát và kể lại, không trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố truyện. Do tính chất hướng ngoại của nhân vật nên điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết là từ bên ngoài. Chủ thể kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba luôn có một vị trí tốt nhất để theo dõi dẫn dắt nhân vật. Nhân vật ít có những cơ hội để phát biểu, suy ngẫm hoặc hồi tưởng. Chủ thể kể chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện, cách kể, cách tả đến cả lời trữ tình ngoại đề. Ở kiểu trần thuật này, điểm nhìn của nhà văn là ở bên ngoài, người trần thuật không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng lại có vai trò toàn

99

năng, người trần thuật luôn ẩn mình nhưng lại luôn biết chuyện, người trần thuật không xuất hiện trong câu chuyện nhưng lại có mặt ở mọi nơi và biết hết mọi chuyện, mọi vấn đề kể cả tâm tư, tình cảm của nhân vật. Trong truyện kể ngôi thứ ba tác giả vẫn cố giấu mình, mặc dù câu chuyện là sản phẩm của chính mình. Tuy nhiên thông qua chủ thể kể, người đọc vẫn nhận thấy được thái độ, tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Theo Đinh Trọng Lạc, ở dạng này: “Người tường thuật không được biểu thị trong văn bản, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba. Người trần thuật không thuộc vào các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật, không tham gia vào

hành động nghệ thuật mà chỉ đứng sau hành động đó để quan sát” [143,

tr.65]. Khi kể theo dạng này, tính khách quan của hiện thực được phản ánh rất cao. Tuy nhiên, ở dạng này, người trần thuật ít để lại những nét riêng biệt trong tác phẩm. Hình tượng người trần thuật rất mờ nhạt đồng thời dễ dẫn đến sự đơn điệu trong cách kể. Do vậy, theo thời gian, trong tiến trình phát triển của loại hình tự sự, kiểu trần thuật này được các nhà văn vận dụng tài tình, khéo léo với nhiều mức độ khác nhau như: trần thuật hòa mình với nhân vật; trần thuật “ủy thác” cho nhân vật; người trần thuật có giọng điệu riêng…đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho lối trần thuật khách quan hóa.

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 103 - 104)