5. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Nghệ thuật tổ chức xung đột
“Xung đột” trong văn học là thuật ngữ chỉ sự đối lập, mâu thuẫn với tư cách một nguyên tắc giữa các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật. Thuật ngữ xung đột thường được dùng khi nói đến thể loại văn học kịch và văn học tự sự. Là cơ sở và động lực thúc đẩy của hành động, xung đột qui định các giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện: sự nảy sinh xung đột, thắt nút của xung đột
80
(cao trào), giải quyết xung đột (mở nút). Các xung đột thường hiện diện dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ và chống đối trực tiếp giữa các thế lực, hoạt động được miêu tả trong tác phẩm; giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa tính cách với nhau, giữa những mặt khác nhau của một tính cách. Xung đột làm thành hạt nhân của các đề tài nghệ thuật, cách thức và hướng giải quyết xung đột làm thành hạt nhân của tư tưởng nghệ thuật” [132, tr. 148].
Ở những tác phẩm khác nhau của cùng một thời đại, xung đột mang một tính chất chung nhất định. “Chẳng hạn, một trong những xung đột trung tâm của nghệ thuật Cổ đại là xung đột giữa con người bị giới hạn trong những tiên cảm của mình và định mệnh khống chế nó; ở nghệ thuật thời Trung đại là xung đột giữa bản chất thần thánh và chất quỷ sứ, chất tinh thần và chất nhục thể trong bản chất con người; ở thời Phục hưng là xung đột của cá nhân tự do, quả cảm đôi khi mang tính chất phổ quát, với một thế giới phi nhân, vô hồn; ở chủ nghĩa Cổ điển là xung đột giữa cá nhân với quốc gia, dục vọng và nghĩa vụ; ở chủ nghĩa lãng mạn là xung đột giữa lí tưởng và thực tại, giữa thiên tài và đám đông, giữa cái kì diệu và cái hèn hạ, thô bỉ, giữa tự do tinh thần và các nhu cầu sinh hoạt; chủ nghĩa hiện thực do đưa xung đột sát lại gần cơ sở lịch sử xã hội (mâu thuẫn giữa cái chung nhân loại, những khả năng của con người và tồn tại xã hội cụ thể của nó), đã phát triển tính đa dạng của xung đột, đã nhấn mạnh sự chi phối của hoàn cảnh bên ngoài với tính cách, đã khám phá ra tính cách xung đột nội tại và tính năng động tự phát triển của tính cách; chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đặt lên hàng đầu loại xung đột được xem là cơ bản: đối kháng giai cấp…” [132, tr. 420].
Văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới phát triển với khuynh hướng nhận thức lại, nhiều vấn đề của đời sống trước đây tưởng đã cố định trên đường ray nhận thức của con người nay được đem ra để thẩm định và suy ngẫm. Cũng như các nhà văn khác thời kỳ Đổi mới, qua những sáng tác của mình Lê Lựu đã xây
81
dựng hình ảnh những con người tự vấn, tự thú, tự sám hối, thức tỉnh bản thân. Vì vậy, xung đột nghệ thuật trong các tác phẩm của Lê Lựu chủ yếu là xung đột nội tâm, xung đột bên trong của bản thân con người, không giống như văn học 1945-1975 chủ yếu là xung đột bên ngoài. Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu là những con người mang trong mình nhiều bi kịch, dằn vặt, ngộ nhận. Họ khắc khoải đi tìm chính mình sau những lần ngộ nhận đổ vỡ. Nhân vật của Lê Lựu thường được thể hiện ở những xung đột nội tâm, ở sự đấu tranh bên trong để tự hoàn thiện mình, vươn lên những giá trị cao đẹp hơn trong cuộc sống.
Xung đột nội tâm của nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng là xung đột giữa khát vọng được sống là chính mình với tâm lí của người nông dân là sợ dư luận. Khi đến tuổi trưởng thành, Sài đã ý thức được mình phải làm gì để có tình yêu và hạnh phúc, nhưng Sài lại sợ dư luận chê cười. “Sài cứ cố dồn sức lực, cố gồng mình lên để cái phần sống ở chỗ đông người, chỗ ban ngày được khen ngợi trầm trồ, còn ban đêm với riêng mình, nó tự giết đi những xao xuyến, những thèm khát một hạnh phúc thực sự. Nhưng khốn khổ thay, Sài cũng là một con người, không thể nào triệt hạ được tình yêu khi con người đang sống, đang khao khát sống bằng sự dồi dào của mình”. Anh có một tình yêu chân thành nhưng trong anh luôn có sự day dứt, dằn vặt, chọn lựa: Tình yêu hay danh dự? Cuối cùng, anh lặng lẽ ra đi để chạy trốn tất cả. “…Hôm nay, giữa bố mẹ, giữa anh chị và chú bác, giữa bạn bè và xóm giềng, giữa lối đi quen thuộc với lầm lội từ Hạ Vị vào chợ Bái, anh lên đường nhập ngũ bằng sự lặng thinh lầm lũi. Anh im lặng với tất cả mọi người. Anh im lặng với tất cả những đêm ngồi trên sân thượng, chỗ trăng lên giữa mênh mông đồng nước. Anh im lặng với giấc ngủ áp mặt vào khuôn ngực đầy ngồn ngộn ánh trăng. Anh im lặng với tất cả tiếng nức nở, tiếng gọi tha thiết yêu thương ở bức thư đang nằm trong túi áo…” [110, tr 69]. Bằng cách sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ, điệp cú pháp, sự
82
giằng xé, đấu tranh trong nội tâm của Sài giữa tình yêu và danh dự được tác giả thể hiện thật xúc động.
Xung đột nội tâm của nhân vật được Lê Lựu chủ yếu thể hiện qua dòng độc thoại nội tâm. Khi biết mình với vợ quá “cọc cạch”, Sài đã nhận thấy rằng: “Không ngờ anh đã nhanh chóng lao vào cuộc chạy đua vô cùng vất vả. Đến lúc thấm mệt, có phần chán nản, anh lại không muốn thú nhận cái điều mà mọi người nhận xét”. Để sau những day dứt, giằng xé của một đêm thức trắng, Sài đi đến một quyết định “không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình, cái mình có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng xử hàng ngày, cố mãi từng ngày vẫn thiếu hụt, vẫn thấy không phải, vẫn bị chê trách”, “phải tìm cách sống khác thôi! Cách gì? Anh chưa thể biết, nhưng nhất định phải có cách khác”. Đó chính là sự tự ý thức sâu sắc về thân phận của Sài sau bao năm nhẫn nhục chịu đựng…Xung đột nội tâm của nhân vật cũng có lúc được thể hiện qua những lời đối thoại bộc lộ trực tiếp nỗi niềm day dứt. Đến lúc Sài không thể chấp nhận cách sống hộ, nghĩ hộ của người khác cho mình, Sài đã lớn tiếng khẳng định: “thú thật, em sợ sự bàn bạc của người này để quyết định số phận cho một người khác lắm rồi”. Anh hiểu những đau thương bất hạnh của đời mình là do mình không dám vượt qua rào cản của xã hội. “Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi người, chứ không phải cho hạnh phúc của mình. Nếu em cứ kiên nhẫn quyết liệt như thế, chắc bố mẹ, anh em, đơn vị cũng không đem giết em. Về sau này, nếu em có kinh nghiệm, em có hiểu biết và không hoa mắt, choáng ngợp trước sự hấp dẫn của thành thị, bình tĩnh hơn, tỉnh táo hơn, xem tạng mình hợp với ai hơn, có lẽ em không phải lao đao, lúc nào cũng cảm thấy hụt hơi trong suốt mấy năm qua. Nửa đời người, phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại, đi yêu cái mình không có” [110, tr 331]. Những xung đột nội tâm của Giang Minh Sài thể hiện sự đấu
83
tranh trong nhận thức với thái độ sám hối, tự vấn, tự thú với chính mình và mọi người. Cuối tác phẩm, khi lún sâu vào bi kịch đau đớn, anh đã tự nhận thức lại những việc làm, những cách sống của mình trong thời gian qua để chuẩn bị cách sống trong thời gian tới.
Xung đột trong Sóng ở đáy sông là những day dứt, đấu tranh nội tâm của nhân vật Phạm Quang Núi. Khi đã trở thành tên lưu manh, trộm cắp, Núi vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc cùng với một mái ấm gia đình. Khi vợ bỏ nhà theo trai, sự xuất hiện của Hồng, người bạn cũ đã đem đến cho Núi một niềm hạnh phúc thực sự. Nhưng khi vợ cũ trở về, giữa hai người đàn bà, một người đã sinh con cho hắn, một người có thể cùng hắn dựng xây hạnh phúc, hắn lại không dám nói lên chính kiến của mình. Những ăn năn, day dứt của Núi được nhà văn miêu tả như sau: “Càng ngắm nghía con vợ, hắn càng thấm thía nỗi đau mất mát, càng uất hận sự ngu si hèn mạt của mình. Tại sao lúc ấy hắn không dám nói rằng: Cô Hồng đây mới thực sự là người yêu thương tôi, lo toan cho tôi, chúng tôi mới thực sự là vợ chồng. Con Mai tuy nó có con với tôi thật, nhưng nó là con gái giang hồ, từng ăn ngủ, lang chạ với bất kì ai, làm vợ hàng chục đứa. Chuyện vợ chồng giữa tôi với nó là tạm bợ chứ không hề có ai xác nhận, có giấy tờ gì. Tôi sẽ giữ lại con tôi và cô Hồng sẽ sẵn sàng cùng tôi nuôi cháu. Con Mai phải ra khỏi nhà, từ nay không được bén mảng đến đây. Khi nào muốn thăm con phải xin phép tôi, tôi có đồng ý mới được đến. Bà con khối phố không bằng lòng ư? Đây là việc của tôi, tôi giải quyết. Còn không, ai muốn tham gia vào việc gia đình tôi à? Xin mời. Mẹ kiếp! Đơn giản có vậy mà lúc ấy có ai như bắt mất hồn vía của hắn làm mặt hắn đực ra…” [108, tr 167]. Những giằng xé nội tâm của Núi với những suy nghĩ, những dòng độc thoại và tự đối thoại với lòng mình được thể hiện dưới dạng lời của tác giả. Đó là những dằn vặt để tự thức tỉnh của Núi. Sau này, khi vào trại cải tạo, hắn đã quyết chí học nghề mộc và luôn mong ước cuộc đời lương thiện để chuộc lại lỗi lầm và bù
84
đắp cho con cái. “Cái tuổi tứ tuần rồi! Đời lang thang bụi bặm cũng đã đến đoạn kết rồi. Bản thân hắn? Vứt! Sống thêm ngày nào là chuộc lại lỗi lầm với con cái”. “Sự nghiêm túc, phải nghiêm túc ngặt nghèo, phải tập lại từ đầu bằng cách sống làm người may ra mới bù đắp phần đã mất quá lớn của con”. Đó là những lời sám hối chân thành, thái độ tự vấn của một con người đã ý thức được chính mình sau bao lần đổ vỡ, thức tỉnh và quyết tâm làm lại cuộc đời.
Chuyện làng Cuội là những xung đột nội tâm của các nhân vật được nhà văn thể hiện trong tác phẩm hết sức chân thực. Trong đó phải kể đến những dòng độc thoại nội tâm của bà Đất khi đứng trước sự lựa chọn: một bên là sự thật về nguồn gốc, lai lịch của đứa con trai tội nghiệp, một bên là mạng sống của người chồng đáng thương. Nhà văn đã rất tinh tế, sâu sắc khi diễn tả những sự đấu tranh trong nội tâm của người phụ nữ ấy. Lê Lựu đã viết về những điều đó như sau: “…Mụ cứ đêm ngày thấp thỏm lo cho con hơn là nỗi cực nhọc, tủi hổ của vợ chồng mụ. Khi nghe phong thanh người ta kết tội chồng có làm việc cho thằng Tổng Lỡi nên nó mới làm cho cái nhà này, mụ đã định khai ra cái gốc gác của nó. Thôi, xấu thì đã xấu rồi, còn gì để xấu thêm mà phải trốn tránh. Khai được chuyện này ra, bao nhiêu chuyện khác sẽ gỡ ra được, chồng mụ không phải bị buộc oan, không phải ngàn cân treo sợi tóc như bây giờ. Nghĩ đến con, mụ lại run lên, không dám hé răng nói điều gì. Giữa chồng bị tù đầy và có thể bị người ta xử bắn với con suốt đời mang nhục, suốt đời bị lạnh nhạt khinh bỉ, bị theo dõi, mụ phải chọn đường nào để mất? Con ơi, đã bao nhiêu đêm mẹ khô nước mắt vì nỗi giằng xé day dứt lòng mẹ, mẹ thèm khát cả chồng và con mà giời bắt mẹ chỉ được chọn lấy một…”[109, tr 244]. Những day dứt của bà Đất là sự lựa chọn, chọn đằng nào cũng mất mát, đớn đau. Nhưng chọn đằng nào để tốt hơn cho lòng mình, hợp hơn với lòng mình, hợp hơn với đạo đức truyền thống thì cuối cùng, bà đã chọn đứa con riêng do bà đã sinh ra trong đau
85
đớn, tủi nhục. Đó là sự lựa chọn vô cùng khó khăn nhưng thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.
Trong tiểu thuyết Hai nhà Lê Lựu đã khai thác tối đa những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống giữa Tâm và người vợ. Linh Anh là một người đàn bà sống buông thả, sau nhiều lần phá thai, cô quyết định gá buộc cuộc đời mình với Tâm – một nhà báo. Nhưng chẳng bao lâu sự “cọc cạch”, “lệch pha” giữa hai vợ chồng Tâm và Linh Anh liên tiếp xảy ra. Linh Anh càng ngày càng “vác cái mặt lên nói buông lõng, cộc lốc rõ ra người bề trên, bà chủ, còn Tâm nép mình như một con gián, chịu sự sai bảo của vợ như một thằng ở và nhận sự ban phát của cô ta như thằng ăn mày nhận của bố thí”….Tâm càng nhẫn nhục, chịu đựng thì Linh Anh càng được thể lấn át, mặc dù có chồng con nhưng cô ta thoải mái quan hệ với những người đàn ông khác. Đến khi mọi việc vỡ nở, nhà văn tiếp tục đào sâu những xung đột trong con người Tâm để tìm hướng giải thoát nhưng không hề đơn giản “Tâm ngồi mở hai mắt thao láo xuống trang giấy mà không nhìn thấy gì. Ngồi hàng tiếng, trang giấy trắng vẫn chưa hề có nét chữ nào hiện lên. Người anh toát mồ hôi và đầu nóng hầm hập lên vì có rất nhiều ý nghĩ về một người vợ phản bội, về cha của hai đứa bé không phải là mình. Suốt hai đêm ngồi vào bàn anh vẫn chưa thể viết nổi một chữ cho bài phóng sự điều tra, phải viết xong trong thời gian ba ngày. Trong khi đầu óc mụ lên vì những ý nghĩ lộn xộn…” [118, tr 182].
Bằng cách xây dựng xung đột nội tâm, Lê Lựu đã thể hiện được sự đấu tranh bên trong của nhân vật để tự rút ra cách sống tốt hơn cho mình. Trong đó thái độ sám hối, tự vấn, tự thú, tự thức tỉnh của các nhân vật để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Thông qua những xung đột bên trong nội tâm nhân vật, nhà văn thức tỉnh người đọc ý thức về sự thật, thôi thúc chúng ta dũng cảm từ bỏ những nếp suy nghĩ đã bị lỗi thời làm cản trở bước tiến của con người hiện đại trong xã hội mới. Việc chuyển xung đột từ bên ngoài vào bên trong nội tâm
86
nhân vật là một cách tân nghệ thuật tất yếu của dòng văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới và của tiểu thuyết Lê Lựu. Qua những xung đột nội tâm dai dẳng, quyết liệt trong nhân vật, chúng ta mới thấy được những trăn trở, suy ngẫm của nhà văn trước những thay đổi, biến động của hiện thực cuộc sống và con người.
CHƢƠNG 3
NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 3.1. Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện trong loại hình tự sự
3.1.1. Khái niệm người kể chuyện
Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn học là một mảng hiện thực đời sống muôn màu của con người, được thể hiện qua cái nhìn, qua cảm nhận đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn. Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng một thái độ tư tưởng, lập trường quan điểm và sự sáng tạo nào đó của nhà văn đối với đời sống. Mỗi thể loại văn học đều có những nguyên tắc riêng trong việc tái hiện và chiếm lĩnh hiện thực. Trong tác phẩm trữ tình, đó là nguyên tắc chủ quan - “nguyên tắc tái hiện và thuyết phục người đọc” [102]. Ngược lại, trong tác phẩm tự sự, nguyên tắc khách quan lại là nguyên tắc cốt lõi. Nguyên tắc khách quan trong tác phẩm tự sự góp phần quan trọng trong việc xác lập hệ giá trị của tác phẩm. Tác phẩm tự sự từ đầu đến cuối do tác giả viết, nhưng lại được kể từ một