Nhân vật rơi vào bi kịch do hoàn cảnh

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 41 - 50)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Nhân vật rơi vào bi kịch do hoàn cảnh

Đến với thế giới nghệ thuật của tác phẩm Thời xa vắng, chúng tôi nhận thấy tấn bi kịch mà Giang Minh Sài - nhân vật chính của truyện phải gánh lấy, một phần là do hoàn cảnh xã hội mang lại. Nói một cách cụ thể hơn, chính là do sự "quan tâm" không đúng cách của những người xung quanh anh. Điều đầu tiên, căn nguyên của mọi nỗi khổ mà "cu Sài" phải gánh lấy xuất phát từ sự sắp xếp của người cha. Ông đồ Khang hỏi vợ cho Sài khi cu cậu còn đang ở tuổi nhi đồng - cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Sài chính là nạn nhân của nạn "tảo hôn" - một hủ tục làm tan nát biết bao trái tim, phá hỏng bao cuộc đời. Tại sao Sài lại rơi vào hoàn cảnh thương tâm như vậy? Chính cái nghèo, cái đói đã khiến ông đồ Khang quyết định chọn cho Sài một người vợ, một "nàng dâu" lớn tuổi, khoẻ mạnh để đảm đương công việc. Dù chưa ý thức sâu sắc nhưng quả thật Sài không thích như vậy. Sài quyết tâm tháo cũi sổ lồng, quyết tâm tự giải phóng. Thế nhưng đâu dễ, Sài đã vấp phải một "thế lực" khác cũng không kém phần nặng nề đó chính là "truyền thống cách mạng" của gia đình. Chú Hà và anh Tính khôn khéo nghĩ ra mọi cách buộc chặt Sài vào cái cạm bẫy hạnh phúc sắp sẵn ấy. Họ ráo riết dẹp yên mọi "dư luận không hay,

không tốt, không thuận lợi" cho công việc, địa vị của họ trong xã hội. Họ sợ

chuyện hôn nhân của Sài làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín. Vì vậy, bằng mọi cách họ đã hành động mà không bận tâm đến việc Sài có hạnh phúc hay không. Sau đêm trốn nhà đi vì uất ức hoàn cảnh trớ trêu của mình, giờ đây Sài hiểu ra rằng mình không thể làm gì khác, không thể thay đổi được điều gì. Anh Tính và chú Hà đã thể hiện rõ quan điểm, họ không đứng về phía Sài.

37

Một mình, Sài đứng riêng một "trận tuyến", do vậy mọi phản ứng của Sài mỗi lúc một yếu dần. Lúc này, Sài đã ý thức được vai trò xã hội của mình "nó lo đến vai trò gương mẫu của một liên đội trưởng, nhất là khi được trở thành đội viên "tháng Tám" đầu tiên của xã"[110, tr.43]. Giờ đây, hoàn cảnh mới buộc Sài phải sống thành hai con người: thật và giả, con người ban ngày và ban đêm, con người trước mặt mọi người và khi chỉ còn lại một mình. Hai con người ấy trong Sài luôn đấu tranh giằng xé nhau và cuối cùng con người bản ngã cũng đành khuất phục. Sài "cứ phải cố dồn sức lực, cố gồng mình lên để cái phần sống ở chỗ đông người, chỗ ban ngày được khen ngợi trầm trồ, còn ban đêm với riêng mình, nó tự giết đi xao xuyến thèm khát một hạnh phúc thực sự" [110, tr. 48]. Sài quyết định ra đi, quyết định rời xa nơi chôn nhau cắt rốn để mong tìm lối thoát cho cuộc đời, để khỏi phải nhìn mặt "con người ấy". Nhập ngũ lúc bấy giờ không chỉ là việc làm có ích cho đất nước mà đặc biệt là "có lợi" cho Sài. Thế nhưng tấn bi kịch chưa thể buông tha cho anh. Ở đơn vị, dù đã cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không đụng chạm đến bất cứ ai, việc mình mình làm, không bận tâm đến chuyện của người khác. Vậy mà chính trị viên đại đội cùng với một số người trong tổ "tam tam" đưa anh ra diễn đàn tư tưởng rồi quy kết cho anh những tội lỗi nặng nề.

Bi kịch tiếp nối bi kịch. Ở nhà, trong vòng tay của cha mẹ, Sài không được làm mọi điều mình thích cũng như không được từ bỏ những gì mình ghét. Sài không thể làm vì như thế là "trái với gia phong". Lớn lên một chút, Sài lại phải sống mang hai bộ mặt. Sài là chính mình khi chỉ còn lại một mình. Sài là "một con người khác" đầy hạnh phúc, vui vẻ khi đứng trước đám đông. Sài hiểu rằng giờ đây không như thế sẽ làm ảnh hưởng đến "truyền

thống cách mạng của gia đình". Khi đã trưởng thành, Sài là một người lính

thực thụ, anh nghĩ mình có thể sống trong "mơ mộng", trong "tâm tưởng" cũng được thì nỗi bất hạnh mới lại ập đến. Anh bị buộc tội có "tư tưởng tiểu

38

tư sản, tư tưởng phản động" trong suy xét của ông chính trị viên và mấy đồng

đội trong tổ tam tam nọ, rằng: "Đã xuất hiện tư tưởng nằm ỳ thoái thác nhiệm vụ trong chiến sỹ mới. Chiến sỹ Giang Minh Sài đã có vợ nhưng vẫn quan hệ bất chính với một phụ nữ, có ý định đào ngũ. Đã ghi nhật ký bậy bạ, khoác loác, có đoạn mang tư tưởng phản động.... Hầu hết đoàn viên phát biểu ý kiến phân tích sâu sắc, đả phá mạnh mẽ tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng phong kiến bóc lột muốn "ngồi mát ăn bát vàng" [110, tr. 87].

Bi kịch của con người có thể nói là rất đa dạng, không ai giống ai, không lúc nào giống lúc nào. Sài cũng thế! Những con người cổ hủ như ông đồ Khang đẩy Sài vào bi kịch đã đành, những người với chủ nghĩa ích kỷ thiển cận như anh Tính, chú Hà ... những người với quan điểm hẹp hòi "vội vàng, thô thiển kết luận nhân cách của người khác để đạt mục đích cá nhân mình"

như chính trị viên đã đành, Sài lại tiếp tục đón lấy bi kịch từ người quan tâm lo lắng cho mình còn hơn người thân đó chính là Hiểu. Hiểu là người hết sức chân thật, suốt đời sống tốt đẹp với mọi người nhất là với Sài, đấy là người mà theo nhận xét của chính uỷ Đỗ Mạnh: "có trình độ làm việc, làm được nhiều việc một cách thông minh và tỉ mỉ, nhanh nhạy và chính xác, một người sống nhường nhịn và chăm lo cho đồng đội cấp dưới hơn cả chính mình, một người sống trung thực không có kẻ ghen ghét, đố kỵ" [107, tr.127]. Với Sài, anh thương yêu như em ruột. Anh chăm lo cho Sài vô điều kiện. Thế nhưng đứng trước mối tình tay ba giữa Sài - Tuyết - Hương, Hiểu lại rất ngại. Vì sự nghiệp của Sài, anh cố gắng ngăn ngừa, cấm cản tình yêu giữa Hương và Sài. Đồng thời cố nối lại tình cảm của Sài với vợ "để giữ lấy yên ổn" "giữ

lấy uy tín chính trị". Như vậy là lại thêm một tầng nữa, một thế lực nữa đẩy Sài

rơi sâu hơn vào vòng bi kịch. Với Sài, khi con người xã hội - công dân càng trưởng thành, càng được khẳng định thì con người cá nhân càng rơi vào bi kịch. Lúc đầu, bi kịch của Sài chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình. Sau đó mở

39

rộng ra phạm vi làng xã. Đến khi nhập ngũ, bất hạnh của anh lại càng lớn hơn. Anh không chỉ trở thành nạn nhân của những định kiến hẹp hòi, thiển cận từ cấp chỉ huy trực tiếp mà đau đớn hơn, sỉ nhục hơn là anh phải chung đụng với người "mình ghét cay ghét đắng" đó là Tuyết – cô vợ anh được gia đình cưới cho trước đó.

Chưa hết, "tấn bi kịch" tưởng như kết thúc sau khi Sài được "tháo cũi sổ lồng", ly hôn với "nỗi ám ảnh của một thời trai trẻ", anh lại rơi vào một bi kịch mới cũng không kém phần chua chát đắng cay. Hơn thế nữa, bi kịch lần này có phần nhục nhã, đau đớn hơn. Sài hớn hở, hăng say đón nhận cuộc sống mới. Bằng nhiệt huyết của một con người khao khát hạnh phúc, anh đã sống hết mình cho tình yêu. Thế nhưng trái tim của anh một lần nữa bị bầm dập rách nát hơn. Anh cho người tình yêu thương, anh trao tất cả những gì có thể cho người mình yêu nhưng bù lại - vợ của anh và những người xung quanh với lối sống mới của xã hội mới- lại đẩy anh đến tận cùng của nỗi đau, nỗi nhục. Châu - vợ anh đòi hỏi những điều anh không có. Anh sống chân thật bằng trái tim mình thì lẽ ra anh phải được nhận lấy tình yêu thương như mong ước. Vậy mà thật bi kịch, bởi anh càng yêu chiều vợ thì trong mắt vợ, anh lại trở thành một thằng hèn. Đứa con mà anh yêu thương chăm bẵm, nâng giấc, đứa con mà vì nó, anh đã thức trắng suốt ngày đêm trong bệnh viện hoá ra không phải là con anh. Anh không có chỗ dung thân trong mái nhà do mình tạo dựng. Anh không có chỗ đứng trong trái tim vợ mình. Anh hoàn toàn thất bại trong việc mưu cầu hạnh phúc ở thời đại mới bởi vì những điều anh khao khát, mong muốn lại không thể có ở một người phụ nữ như vợ anh. Như vậy, với cảm hứng bi kịch, Lê Lựu đã chỉ rõ cho ta thấy "tấn bi kịch" mà Sài phải gánh lấy trước hết chính là do hoàn cảnh xã hội mang lại.

Tiếp tục với cảm hứng bi kịch, ở những tác phẩm tiếp theo, nhà văn đã khắc hoạ đậm nét những bi kịch xuất phát từ hoàn cảnh xã hội. Bà Đất - nhân

40

vật chính của tiểu thuyết Chuyện làng Cuội rơi vào thảm kịch hoàn toàn do hoàn cảnh mang lại. Cuộc đời của một người phụ nữ hiền lành chân chất đẹp người, đẹp nết ấy là những chuỗi ngày đau đớn. Năm 18 tuổi bước vào đời, chưa biết yêu là gì bà đã bị một kẻ sở khanh hãm hiếp. Hắn biến cuộc sống của một cô gái trong trắng, ngây thơ thành địa ngục. Một thân một mình bụng mang dạ chửa nơi đất khách quê người, nơi rừng sâu nước độc không người thân thích, không tình yêu thương, bà đã phải gắng gượng sống vì giọt máu của mình. Người đàn ông mà bà đặt trọn niềm tin, niềm hy vọng đã lừa gạt bà. Trong khi bà phải trải qua bao ngày tháng vất vả nơi rừng thiêng nước độc sinh con, nuôi con thì hắn vẫn yên bề gia thất bên những bà vợ của hắn. Chuỗi ngày đau khổ tưởng như chấm dứt khi bà được trở về bên những người thân yêu. Thế nhưng không! Vị thần hạnh phúc dường như cố tình trêu chọc bà. Niềm vui bên người đàn ông đích thực của đời mình chỉ vỏn vẹn có một ngày. Chiến tranh khốc liệt không trừ một ai. Chồng bị bắt. Chuỗi ngày tiếp theo bà sống trong lo lắng. Ngày cũng như đêm, bà bị bọn chó săn canh giữ nghiêm ngặt. Có lẽ cuộc sống của con người có bao nhiêu nỗi khổ thì bà cũng có bấy nhiêu. Bà nếm trải tất cả sự đắng cay, chua chát của cuộc đời. Khi có bầu đứa thứ ba, bà bị bọn "lòng lang dạ thú" áp dụng luật lệ khắc nghiệt hằng đời là lột hết quần áo, trói lại và dẫn đi từ đầu làng đến cuối xã. Bị đánh đập sỉ mắng tới ngất đi. Hoà bình lập lại, vợ chồng được đoàn tụ thì biến cố lại xảy ra. Với chính sách cải cách "thăm nghèo hỏi khổ" của đội, gia đình bà bị mọi người bỏ rơi, bị quy kết. Chồng bà, một con người yêu nước bị xem là kẻ phản quốc, kẻ bóc lột nên phải xử tử. Đau đớn hơn không ai ngoài bà hiểu được nỗi oan không thể giãi bày cùng ai của chồng mình. Một bên chồng một bên con, bà không biết chọn bên nào đây? Nếu bà nói ra sự thật cho mọi người biết rằng: Tổng Lỡi - tên đại địa chủ ác ôn, tên tay sai của giặc cho xây cất ngôi nhà mà hiện nay bà đang ở chỉ vì giọt máu của hắn bà đang nuôi nấng từng ngày. Còn

41

chồng bà, một người yêu nước không hề có mối quan hệ nào với tên đại địa chủ kia...Như vậy liệu có được chăng? Nếu bà dám nói ra sự thực thì mọi người sẽ nhìn thằng Hiếu như thế nào đây? Bà không thể "giết" con mình được! Thà mất chồng chứ không thể nào làm hại đến con. Thế mà cuối cùng bà được những gì? Bà bị con trai, con dâu xa lánh vì sợ liên lụy. Sau khi chồng được minh oan, bà được mọi người mở rộng vòng tay nhân ái chào đón. Thế nhưng những ngày tháng hạnh phúc cũng nhanh chóng qua đi. Lại một lần nữa bà bị mọi người xa lánh, họ không dám nhắc đến bà vì có một đứa con phản quốc, làm tay sai cho giặc. Nỗi oan tiếp nỗi oan. Trong khi những bà mẹ có con ra chiến trận được mọi người quan tâm thì bà lại là người mà họ muốn quên đi. Mai - đứa con trai thứ hai của bà bị giặc tung tin đồn nhảm. Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, bà nhận một lúc hai giấy báo tử của con trai mình. Mất một lúc hai đứa con mà vẫn phải gồng mình lên chứ không dám khóc. Bà phải đứng trên bục để hứa với mọi người rằng phải noi theo gương các bà mẹ anh hùng miền Nam. Rằng dù hai đứa con bà đã hy sinh cùng một lúc thì bà vẫn không bao giờ ngã gục... những bi kịch đau đớn mà bà Đất phải gánh chịu một phần xuất phát từ hạn chế của đường lối chính sách một thời.

Tìm hiểu bi kịch do hoàn cảnh mang lại, chúng ta không thể nào bỏ qua cái hoàn cảnh đã đẩy đưa một con người hiền lành chất phác, sống có trách nhiệm với các em trở thành một tên đầu trộm đuôi cướp, tha hoá biến chất như nhân vật Núi trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông. Con người ấy đã bị hoàn cảnh xô đẩy và ngã gục. Bi kịch anh gánh lấy là bi kịch của sự tha hoá. Từ một cậu bé chăm chỉ học tập được sống trong vòng tay yêu thương chở che của gia đình, thế rồi khi chiến tranh nổ ra, gia đình anh phải tan đàn xẻ nghé. Anh và ba đứa em phải về tạm trú bên ngoại. Mười mấy tuổi đầu vừa lo cho mấy đứa em, vừa phải làm việc và đi học, ấy thế mà anh học giỏi có tiếng. Cả làng cả xã ai cũng khen ngợi anh. Thế nhưng hạnh phúc không phải là điều dễ dàng

42

mà ai cũng có được. Tấn bi kịch của anh bắt đầu từ những phút giây con tim anh biết rung động. Người anh yêu thương, người anh định lấy lại có quan hệ "họ hàng tám đời" với anh. Anh phải gọi người ấy bằng "cô". Tục lệ hà khắc, lề thói cổ hủ phong kiến đã không cho phép anh và người ấy đến với nhau. Người ấy đã mang theo giọt máu của anh và bỏ xứ ra đi. Còn lại mình anh với nỗi day dứt khôn nguôi. Chuyện này chưa xong lại tiếp tục xảy ra chuyện khác. Người mẹ lo lắng tảo tần đột ngột ra đi trong một lần sinh nở, để lại trên vai anh - cậu học trò lớp 9 một gánh nặng là phải chăm sóc cho mấy đứa em ăn học thành người. Mất đi chỗ dựa tinh thần duy nhất, gánh nặng đè lên vai, anh sinh ra bệnh đau đầu phải nghỉ học triền miên. Vì ngày nghỉ quá nhiều, anh đã không được lên lớp. Học đúp một năm hai lớp lại là điều bố anh không chấp nhận. Không còn cách nào khác, anh đã phải lừa dối mọi người rằng mình vẫn đi học và trong quãng thời gian ấy lại đi bốc vác kiếm tiền để nuôi em. Cuộc đời của anh sẽ không rơi vào bi kịch nếu như mẹ anh còn sống và nếu anh không có một người bố tàn nhẫn, sắt đá. Không ai khác, ông chính là người đã đẩy con trai mình vào chốn lao tù. Ông chính là một tác nhân quan trọng làm thay đổi cuộc đời anh. Khi biết con bị đúp lại một năm, bỏ học và đang bị tạm giữ tại đồn do một sự hiểu lầm, ông không cần suy nghĩ lấy một giây để từ bỏ anh, quyết tâm cắt đứt mọi mối quan hệ cha con. Từ đó đến khi nhắm mắt xuôi tay, không bao giờ ông xem anh là con của ông nữa. Ông thờ ơ, lạnh nhạt và đầy nhẫn tâm. Ông không cho anh vào nhà. Sáng đi làm, ông

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 41 - 50)