Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 73 - 75)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật là “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ”. Nhân vật vừa là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, vừa là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật

69

của nhà văn. Mỗi nhà văn đều có quan niệm riêng về con người nên trong việc xây dựng nhân vật cũng thiết lập một cách riêng. Mỗi nhân vật của nhà văn là một kiểu người, một tính cách, một cá tính. Điều đó đòi hỏi người cầm bút không chỉ có óc quan sát, nắm bắt, biết nhận lấy những sự cố, sự việc có ý nghĩa đặc sắc, mà phải có tấm lòng biết “trải ra với đời”. “Nhà văn phải nhập thân vào nhân vật, sống say mê cuộc đời của họ nhưng đồng thời phải tỉnh táo để thấy rõ đường đi nước bước của nhân vật”. Bởi “vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là sự việc”. Làm tiểu thuyết “đặt việc đã khó mà tả người lại khó lắm. Tả người thì không có phép nào truyền dạy cho được, toàn ở cái tài riêng của người làm truyện cả. Nhưng có cái lệ thuộc chung, các nhà làm tiểu thuyết không hề trái bao giờ là phàm các nhân vật trong tiểu thuyết phải có sinh hoạt như người thật, cử động như người thật chứ không phải làm như cái tượng gỗ hay bù nhìn được” ."[101, tr. 19]. Công việc của nhà văn là sắp xếp, kết hợp những điều quan sát được, những ấn tượng, những ý nghĩ, nói chung là kinh nghiệm sống của mình thành những hình tượng, những tính cách. Nhân vật mà nhà văn tạo ra sẽ tỏ ra là con người thật khi nào anh ta tìm thấy và nêu lên được ở từng nhân vật những nét cá biệt, độc đáo về ngôn ngữ, cử chỉ dáng dấp, nụ cười, khóe mắt…Qua đó, nhà văn cho người đọc thấy rõ hơn những điều mình mô tả. Lê Lựu đã xây dựng những nhân vật điển hình như Sài trong Thời xa vắng, Núi trong Sóng ở đáy sông, bà Đất trong

Chuyện làng Cuội…bằng cách “đi đến tận cùng tính cách nhân vật”. Cho nên

nhân vật của ông dù là người nông dân ở nông thôn, hay người trí thức ở thành thị, ở hạng người nào cũng có cuộc sống riêng, có nhiều tính cách khó trộn lẫn. Nhà văn biết cách đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh, tình huống đặc biệt, quan tâm nhân vật ở thế giới bên trong, biết khai thác nhiều bi kịch, biết cách để nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm, tự thể hiện mình, đặc biệt là để

70

cho nhân vật tự nhìn lại mình bằng thái độ tự sám hối, tự bạch, tự thú.

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 73 - 75)