Nghệ thuật biểu hiện nội tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 80 - 84)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm

Con người được miêu tả trong các tiểu thuyết của nhà văn là một trong những tâm điểm mà qua đó phong cách của nhà văn được bộc lộ rõ. Trong sáng tác của mình, Lê Lựu đã thể hiện cái nhìn đa chiều về con người và cuộc sống. Hướng nội trở thành một nguyên tắc cho việc khám phá những bí ẩn sâu

76

xa trong tâm hồn con người. Nhà văn biết cách “biến ngòi bút trở thành cái lưỡi cày để xới thật sâu vào cõi lòng người ta”, khám phá ra tất cả những gì khó nắm bắt nhất xảy ra nơi thế giới bên trong của con người. Cái vũ trụ bên trong của con người là huyền diệu, là một cõi vô tận, không ngừng khiến ta kinh ngạc. Đôxtôiepxki từng nói: “trong chủ nghĩa hiện thực đầy đủ phải tìm thấy con người bên trong con người, miêu tả tất cả chiều sâu tâm hồn con

người”. Nguyên tắc miêu tả “con người trong con người” ấy đã cung cấp chìa

khóa để ta hiểu được phương pháp sáng tạo của nghệ sĩ. Những tác phẩm thành công thường có xu hướng phá vỡ khuôn khổ đề tài để đi đến khám phá chiều sâu tâm lí và tính cách con người. L.Tônxtôi cũng cho rằng: “mục đích chính của nghệ thuật là nói lên được sự thật về con người, nói lên những điều

bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”.

Chạm được vào mạch ngầm của đời sống bên trong, Lê Lựu đã để nhân vật suy nghĩ, hành động theo sự dẫn dắt nội lực của họ hơn là bằng sự chỉ đạo vô hình của yếu tố lí tưởng bên ngoài. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Lê Lựu là thế giới của nhiều hạng người, nhiều thế hệ khác nhau. Do đó, để xây dựng thành công, nhà văn đã có quá trình thai nghén, đồng thời có khả năng đồng cảm, nhập thân vào các nhân vật thuộc nhiều tầng lớp xã hội. Nhà văn đã vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để xây dựng chúng thành những điển hình sinh động. Để nhân vật hiện lên như đang sống thật, ông đã sử dụng phương pháp thần tình là miêu tả con người từ bên trong ra. Hay nói cách khác, để thể hiện con người một cách đầy đủ, toàn diện thì không thể không miêu tả thế giới nội tâm. Thủ pháp khắc họa tâm lí nhân vật không phải là mới mẻ. Thời Trung đại, Nguyễn Du đã làm một bước đột phá trong việc đi sâu phân tích diễn biến tâm lí, nội tâm nàng Kiều. Đến văn học lãng mạn 1930-1945, miêu tả nội tâm là thành tựu nổi bật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhà văn Nhất Linh từng nói: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những

77

cuốn tiểu thuyết tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả được một cách sinh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào cuộc sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn…”. Chủ nghĩa hiện thực cũng đã mở ra khả năng to lớn trong việc khám phá tâm lí con người. Petrov cho rằng: “Không thể là nhà văn hiện thực chủ nghĩa mà lại không phơi bày toàn bộ thế giới nội tâm của con người trong quan hệ nhân quả bên trong họ, những con người sống trong những điều kiện tâm lí và xã

hội nhất định” [44, tr. 196].

Lê Lựu đã vận dụng tài tình các thủ pháp nghệ thuật và tạo cho nó một sức sống mới bằng tài nghệ độc đáo của mình. Theo nhà văn, mỗi nhân vật phải đi đến tận cùng của tính cách và càng đi đến tận cùng của tính cách, nhân vật càng phải khai thác tận cùng tâm trạng của nó. Đặc biệt để thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật lúc sám hối, thức tỉnh nhà văn không đi sâu miêu tả ngoại hình mà chủ yếu đi sâu miêu tả dòng độc thoại nội tâm của nhân vật. Độc thoại nội tâm đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật. Nó trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả từ bên trong quá trình tự ý thức của nhân vật. Lê Lựu cũng lấy cách miêu tả nhân vật từ bên trong làm chính. Đời sống bên trong của con người là một “thế giới vô cùng phức tạp và tinh vi, nó vô hình nhưng lại có ý nghĩa nhất và có tầm quan trọng quyết định đối với nhân cách của con người”. Độc thoại nội tâm được biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú: lời phát biểu của nhân vật, lời tác giả nhưng vận dụng từ vựng và giọng nói của nhân vật…dưới nhiều dạng khác nhau như thư từ, nhật ký, đối thoại với người vắng mặt, tự đối thoại với mình, dòng ý thức…Chính nhờ cái “trò gián điệp kì ảo” là lối độc thoại nội tâm mà chúng ta biết rất nhiều điều về chúng ta. “Độc thoại nội tâm là tiếng nói, ý nghĩ thầm kín bên trong tâm hồn, là sự tự đối diện với chính mình của con người” [44, tr 205]. Dĩ nhiên, không phải nhân vật nào cũng có độc thoại nội tâm, mà chỉ những nhân vật có sự ý thức, có suy nghĩ, có

78

cách cảm riêng mới có những độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Lê Lựu rất phong phú: có khi nhân vật suy về con người, về cuộc đời, cũng có khi là sự tự phê, tự ý thức nhìn nhận, đánh giá lại mình. Bởi thế, có thể thấy, đóng góp lớn lao của Lê Lựu về phương diện này là kiểu nhân vật “nhận thức lại”.

Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu có rất nhiều hình thức độc thoại như là ghi nhật ký, tự vấn mình…Với Giang Minh Sài, khi nỗi cô đơn thấm thía đến tận tâm can mà không có người chia sẻ, anh tìm đến nhật ký như người bạn vô hình để tâm sự và cũng để nhớ những ngày tháng qua. Sau này, khi thất bại trong cuộc sống gia đình, Sài cũng đã nhiều lần suy tư, chiêm nghiệm, đối mặt với chính mình để nhìn nhận, “nhiều lúc anh thấy tự ái, mình không còn là mình, xử sự việc gì cũng không phải là mình, tự mình quyết định”. Trước thực tế cuộc đời và những bi kịch đang xảy ra, anh “không có ý định xé đôi hạnh phúc của mình nhưng bao nhiêu nỗi day dứt, giằng xé, chồng chéo trong tâm can suốt đêm để đưa đến một quyết định: không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình”. Ở Hai nhà, Lê Lựu dành cả một chương cho những trang nhật ký của nhân vật. Từng trang nhật ký ấy, người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật Linh Anh, những suy nghĩ toan tính, lỗi lầm của nhân vật được bộc lộ trọn vẹn. Nhân vật Phạm Quang Núi cũng nhiều lần độc thoại nội tâm. Có khi tự chất vấn, nhận xét về cuộc đời mình, có khi đối thoại ngầm để bộc lộ những suy tư. Có khi độc thoại của Núi là những dòng tâm sự với con bằng thái độ sám hối, tự thú và muốn sửa chữa tội lỗi của mình. “Con ơi, bố hứa với con, bố không đi ăn cắp nữa. Bố cố học nghề để khi trở về đi làm lấy tiền, nuôi con đấy, con ơi” [108, tr. 265]. Bằng cách thể hiện những dòng độc thoại, nhà văn như thấy được nhân vật trải qua hết cảm giác này đến cảm giác khác.

Thể hiện tâm lý nhân vật, đặc biệt là ý thức nhận thức lại của nhân vật qua hình thức thư từ cũng là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Lê Lựu. Rất nhiều

79

tác phẩm của ông xuất hiện những bức thư: thư Hương gửi cho Sài (Thời xa vắng) là tự ý thức đề cao, trân trọng tình cảm của hai người với khát khao vươn đến một tình yêu tự do và cuộc sống tươi đẹp; thư Núi gửi cho con (Sóng ở đáy sông) là những ăn năn, sám hối về tội lỗi của mình và mong được chuộc lại lỗi lầm với con; thư ông Địa để lại cho Tâm (Hai nhà) là sự giằng xé với những lời thú tội thành thực, là lời trăng trối cuối cùng, rút kinh nghiệm từ đời mình để mong người khác sống tốt hơn; thư người vợ gửi cho đại tá Hoàng Thủy (Đại tá

không biết đùa) với những lời lẽ mộc mạc, giản dị, là sự thức tỉnh ý thức về sự

thật để mong người chồng hiểu, cảm thông và chấp nhận cho tình yêu của con trai họ, vì đại tá là người rất phản đối…

Thông qua hình thức độc thoại, nhà văn đã diễn tả được sự đa đoan, phức tạp và đầy bí ẩn trong tâm hồn con người. Trong mỗi con người luôn có ý thức nhận thức lại với thái độ nhìn thẳng vào sự thật của những gì đã qua và hiện tại để mong ước vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. Những từ ngữ như cảm thấy,

nghĩ, cảm nghĩ, cảm nhận…xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm, tạo nên sự

phong phú đa dạng trong ngôn ngữ nhân vật. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ tôn trọng tối đa lời nói, tâm sự của nhân vật, nhà văn đã xoáy sâu hơn vào nội tâm con người. Điều đó góp phần đáp ứng nhu cầu tự bộc lộ, tự thể hiện cái Tôi của con người thời nay. Ngược lại, con người cũng có nhiều hình thức tự thể hiện mình hơn trước. Bằng tài nghệ độc đáo, nhà văn đã “đi đúng con đường phải đi của tiểu thuyết hiện đại”.

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)