Nhân vật rơi vào bi kịch do nhận thức, quan niệm duy ý chí

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 57 - 66)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Nhân vật rơi vào bi kịch do nhận thức, quan niệm duy ý chí

Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn từng cho rằng: "Nếu trong tổng số 600 hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong tổng số 600 nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi hiện đại, chọn lấy 30 tác phẩm, thì có mặt Thời xa vắng"[104, tr. 663]. Đấy là một ý kiến xác đáng, bởi vì chính Lê Lựu là một trong những người đầu tiên nhìn nhận hiện thực đời sống xã hội một cách tỉnh táo, khách quan. Bằng sự chân thật nhưng cũng không kém phần tinh tế, nhà văn đã đi sâu phân tích đời sống tinh thần con người, chỉ ra những tồn tại trong ý thức hệ tư tưởng để từ đó cắt nghĩa và lý giải hiện thực. Một trong những "hiện thực" lúc bấy giờ được nhà văn nhận thức lại và phản ánh một cách gay gắt, quyết liệt chính là "quan niệm duy ý chí một thời". Tìm hiểu các tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện

làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà…của Lê Lựu ta có thể nhận thấy đó là

lối tư duy bảo thủ và thói vị kỷ. Những kẻ nhân danh gia đình, đoàn thể có thể áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. Vậy để phản ánh quan niệm duy ý chí, tác giả đã làm gì? Lê Lựu đã chọn cho mình một hướng đi riêng không trùng lặp với các nhà văn khác, đó là tái hiện mâu thuẫn giữa các thế hệ. Lần lượt tìm hiểu các tác phẩm, ta sẽ thấy rõ điều đó.

Trong thế giới nghệ thuật Thời xa vắng, trước hết, tác giả lên án, phê

phán một thời đã qua, một thời của những tục lệ lạc hậu lỗi thời như nạn tảo

hôn. Cuộc đời của Sài đã chịu sự áp đặt một cách phi lý bởi những quan niệm, niềm tin của người khác. Yếu tố đầu tiên đẩy Sài vào tấn bi kịch cũng chính do quan niệm duy ý chí một thời này. Sài lấy vợ không phải bắt nguồn từ tình yêu mà do sự sắp đặt của cha. Ông đồ Khang lo lắng cho hạnh phúc đứa con

53

trai út bằng cách lấy cho Sài một người vợ hơn con đến mấy tuổi. Ông lấy vợ cho Sài khi Sài còn là một cậu bé "ăn chưa no, lo chưa tới". Lấy vợ cho con mà không cần biết con có bằng lòng hay không. Ông không hề quan tâm đến cảm xúc của Sài. Ông chỉ đơn giản lấy kinh nghiệm từ cuộc đời ông áp đặt vào cuộc đời con ông. Cái thời của ông đâu cần biết tình yêu là gì. Vợ chồng chỉ gặp mặt nhau vào ngày cưới. Và hạnh phúc của con cũng chính là "cha mẹ

đặt đâu con ngồi đấy"...Rồi đến lúc ông đồ cũng hiểu ra cuộc hôn nhân do

mình sắp đặt không mang lại hạnh phúc cho Sài. Ông vẫn biết: "Cu Sài tìm mọi cách để không ăn chung với vợ. Bất đắc dĩ phải ngồi cùng mâm thì nhất định Sài không ngồi đối diện với vợ. Bát tương nào Tuyết đã chấm thì Sài không chấm mà tìm bát rót tương khác chấm riêng...."[110, tr.45]. Thế nhưng ông không cho phép Sài làm theo ý thích của nó được. Ông cho rằng: "giấy

rách phải giữ lấy lề", vợ chồng con cái trong nhà có thể không vừa ý nhau,

con trai ông dù muốn hay không thì cũng phải ăn ở thế nào để làng xã không thể biết nhà ông có chuyện lủng củng xì xào, để làng xã khen cho một câu

"gia đình ông đồ là nhà gia giáo". Con cái biết vâng lời cha mẹ, gia đình hạnh

phúc trong ấm ngoài êm. Ông đồ Khang đã không hiểu hay cố tình không hiểu "vì dư luận", ông đã "đánh cắp" đi những ngày tháng tuổi thơ hồn nhiên của Sài - đứa con trai bé bỏng tội nghiệp.

Với cái nhìn sắc sảo, Lê Lựu mạnh dạn mổ xẻ lên án một thời đã qua, cái thời mà con người ta sống "" dư luận, sống "theo" dư luận....Trong cái gia đình ấy, nếu như ông đồ Khang- một đại biểu cho tư tưởng hủ lậu còn sót lại của thời phong kiến, thì chú Hà với anh Tính lại là những đại diện tiêu biểu cho con người ở thời đại cách mạng. Sài vẫn từng nghĩ rằng chỉ có bố mẹ là người ép uổng anh. Trong cái đêm mưa gió bỏ nhà ra đi ấy, Sài vẫn hy vọng bên anh còn có anh Tính, chú Hà. Họ chính là những người sẽ đứng về phe anh, bảo vệ anh, đồng ý với sự phản kháng của anh. Thế nhưng sau cái đêm

54

"lịch sử" ấy, Sài hiểu ra mình đã lầm. Vì "truyền thống cách mạng" của gia đình, chú Hà và anh Tính khôn khéo nghĩ ra mọi cách để buộc chặt Sài vào cái mà họ cho là hạnh phúc. Họ hoàn toàn không quan tâm đến cảm xúc của Sài. Họ làm mọi cách để cốt sao dẹp yên mọi "dư luận không hay”, "không tốt",

"không có lợi" cho địa vị công việc. Họ không muốn cuộc hôn nhân của Sài

làm ảnh hưởng "uy tín" của họ. Rằng ông Hà, rằng anh Tính như thế mà lại có một người cháu, một đứa em "bỏ vợ", "không chung thuỷ với vợ"... Như vậy là những "tàn dư của tư tưởng hủ lậu phong kiến" ở ông đồ Khang đã "bắt tay",

"thoả hiệp" với một thứ chủ nghĩa ích kỷ thiển cận của những người nhân

danh "truyền thống cách mạng" như Hà và Tính để làm khốn khổ cuộc đời của Sài. Không dừng lại ở đó, nhà văn tiếp tục khai thác quan niệm duy ý chí ở mức cao hơn. Ông mạnh dạn đưa ra ánh sáng thứ lý luận chính trị thô thiển, áp đặt của ngài chính trị viên và mấy đồng đội trong tổ "tam tam" nọ. Ở đây, Lê Lựu hết sức đả phá cái "diễn đàn tư tưởng" mệnh danh giữ gìn tư tưởng, chính trị thông qua cuộc đối thoại gay gắt giữa chính uỷ Đỗ Mạnh và ông chính trị viên: "vội vàng, thô thiển kết luận nhân cách người khác, để đạt được mục đích cá nhân mình, có khi giết người ta mà mình vẫn phởn phơ như không hề can dự...các anh đã xâm phạm đến quyền làm người của người khác" [110, tr. 79]. Đẩy lên một mức cao hơn trong việc phê phán, tác giả gay gắt lên án một thời "yêu hộ, sống hộ” ý định của người khác, một thời "bao cấp” đã qua. Vì cha, Sài phải sống với Tuyết đã đành. Vì anh Tính và chú Hà, Sài phải "sống gương mẫu" không được bỏ vợ làm ảnh hưởng đến truyền thống gia

đình cách mạng đã đành. Nay vì tập thể, vì Hiểu và Hiền bắt buộc Sài phải

"gắn bó”, phải "yêu vợ”, Sài buộc phải "yêu vợ” trong đau đớn. Như vậy, để phấn đấu vào Đảng, để không bị mất đi những thành quả đạt được trong quá trình rèn luyện, Sài đã phải "yêu" cái người khác yêu, sống "hộ" ý định của người khác. Sài đã cố "bóp mình", cố "gọt tròn" mình cho vừa lòng mọi

55

người, còn mình thì quay quắt trong nỗi nhục, nỗi đau vì phải làm những việc mình căm ghét, làm những việc mình tởm lợm. Kể ra tất cả những điều trên, Lê Lựu quả đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho mọi người về "đại nạn": "những người có chức vị bắt người khác thích thú với cái mình thích thú, ghét bỏ cái mình ghét bỏ, yêu ai ghét ai đều do người khác chỉ huy, người chỉ huy yêu ai lập tức tất cả xúm vào người đó, cố ấp mình vào cái danh dự của người ấy để được chú ý, được chứng tỏ là mình cũng tân tiến, cũng thức thời, cũng đồng cảm với sự yêu mến của chỉ huy. Chỉ huy ghét ai thì cũng tìm cách xa lánh ghét bỏ người ta" [110, tr.126- 127] của một "thời xa vắng" nhưng chưa hẳn đã xa. Bằng sự chân thật, tác giả đã gay gắt phê phán, lên án, phanh phui, mổ xẻ "quan niệm duy ý chí" một thời. Cái thời những gì thuộc về cá nhân đều bị phủ nhận, hy sinh quên mình một cách máy móc đến không còn riêng tư, cá thể. Có quan hệ trai gái yêu đương mơ mộng một chút đã bị quy kết là tiểu tư sản viển vông lãng mạn, là phải đưa ngay vào nền nếp, phải xem lại lập trường quan điểm. Mới mặc áo đuôi tôm đã cho là tư tưởng có vấn đề. Người ta nhất cử nhất động phải bám chặt lấy nhau, phải kiểm soát lẫn nhau. Cái thời mà mọi người đều sợ nhưng không biết là sợ điều gì. Ông Hà, một cán bộ tỉnh từng thú nhận với Hương - người yêu Sài rằng: "Thực ra chú không phải là người độc ác nhưng chú cũng như đa số bây giờ, người ta dựa theo dư luận mà sống, chứ ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình"[110, tr. 80]. Không chỉ có bố Sài, anh Sài, chú Sài mà những người yêu thương Sài hết mực như Hiền và Hiểu và ngay chính uỷ Đỗ Mạnh cũng thừa nhận ông rất thương Sài, muốn giải phóng cho Sài nhưng ông sợ mặc dù không rõ sợ ai, sợ cái gì. Đó là cái thời mà dư luận xã hội trở thành khuôn khổ cho đời sống tuy không trở thành văn bản nhưng có sức mạnh rất lớn, nó "có thể ép khô, đè bẹp làm thui chột cả phẩm chất và tính cách của con người."[104 tr.594]. Vậy là chính cái hàng rào kiên cố "dư luận" xã hội tai ác kia đã "giết chết" Sài. Anh

56

hoàn toàn hành động theo "dư luận", cốt đẹp mặt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của chính mình. Anh "chẳng khác gì một nhánh cây khô sống trong khung dàn, sống theo khung dàn" [104, tr.595]. Điều này được Nguyễn Văn Lưu trong bài "Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một Thời xa vắng" khẳng định: "Thực ra mọi người đều thương yêu Sài, thương yêu thật lòng nhưng do trình độ nhận thức yếu kém, mang nặng đầu óc gia trưởng, luôn luôn muốn áp đặt cách sống của mình cho người khác nên họ đã làm khổ anh suốt đời. Tình yêu thương của những bậc cha chú bè bạn đó thường không phải là do một động cơ tàn nhẫn, nhưng do họ dốt nát và nô lệ tự nguyện cho những thiên kiến hủ lậu, lỗi thời nên chỉ làm khổ cả mình lẫn người khác" [104, tr.592]. Sài đã sống theo tổ chức chứ không có cuộc sống riêng cho bản thân mình. Như vậy là Sài không có gì sai, tổ chức cũng không có gì sai, mọi người đều nghĩ tốt và làm việc tốt. Nhưng cái thời xa vắng ấy, nhiều việc tốt có tính chất khuôn mẫu cứng nhắc lại vô tình để lại hậu quả xấu mà nhìn bề ngoài mọi người vẫn tưởng tốt đẹp.

Trong thế giới nghệ thuật của mình, Lê Lựu không chỉ dừng lại nhận thức quan niệm duy ý chí của một thời xa vắng, ông tiếp tục khai thác ở một khía cạnh khác, đó chính là vì quan niệm duy ý chí nên mỗi con người đều dẫn đến thất bại nhanh chóng và hết sức thảm hại. Ngay bản thân Sài cũng là một trong những biểu hiện sinh động nhất của quan niệm duy ý chí ấy. Qua lửa đạn chiến tranh, qua những thành tựu anh gặt hái được trong chiến đấu, giờ đây, khi bước vào đời sống thường nhật, Sài tự tin mình có thể làm được tất cả. Không cần suy nghĩ, anh hoắng lên "chạy theo cái mình không có,

không phải của mình". Mặc dù bạn bè, người thân khuyên anh không hợp với

Châu, thế nhưng anh vẫn làm ngơ, bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên chân thành ấy để tự ý mình làm. Anh hấp tấp, vội vã, hành động cảm tính, không hề suy nghĩ, tính toán xem hạng người nào phù hợp với mình để rồi "gánh

57

phải của nợ" cho người khác. Chính quan niệm duy ý chí, sự tự tin một cách

chủ quan của anh đã dẫn anh đến với tấn thảm kịch một cách nhanh chóng. Sài ngày càng hụt hơi và tuột dốc cả hình hài lẫn tâm hồn. Đấy không còn là câu chuyện của một người nữa mà là câu chuyện của một thời, thời xa vắng nhưng chưa xa. Đấy không chỉ là câu chuyện của ngày hôm qua mà còn là câu chuyện của ngày hôm nay. Mỗi người đọc tìm thấy những ý nghĩa khác nhau để từ đó xác định cho mình một cách sống, sống thế nào cho có trách nhiệm với bản thân mình. Có thể nói, qua Thời xa vắng nhà văn đã phê phán một cách mạnh mẽ những thói quen bảo thủ, quan niệm duy ý chí thô thiển và đặc biệt nhắc nhở mọi người rằng trong những bước chuyển mới của xã hội, mỗi con người phải tự ý thức và chịu trách nhiệm về nhân cách của chính mình. Đấy là một trong những bài học sâu sắc Lê Lựu muốn nhắn gửi cùng bạn đọc.

Không chỉ có Thời xa vắng, ở một loạt tác phẩm khác Lê Lựu tiếp tục lên án quan niệm duy ý chí một cách gay gắt. Trong tác phẩm Sóng ở đáy sông, quan niệm duy ý chí được thể hiện trước hết ở việc nhận thức lại những quan niệm lỗi thời lạc hậu - một trong những nguyên nhân giết đi những tình cảm tốt đẹp của con người. Núi và Hiền yêu nhau, họ đã trao cho nhau những gì êm ái, ngọt ngào nhất của một tình yêu đầu đời say đắm. Thế nhưng họ không thể đến với nhau, không thể lấy nhau được chỉ vì Hiền là cô của Núi. Mặc dù đã bảy đời rồi nhưng làng vẫn không chấp nhận để hai người lấy nhau được. "Thói quen như một luật lệ nghiêm ngặt của làng vẫn không thể chấp nhận cho bất cứ ai vượt qua cái ranh giới hết sức tuỳ tiện và mơ hồ, mà vô cùng chặt chẽ, chặt chẽ đến độc ác" [108, tr. 75]. Thế đấy, chỉ vì quan niệm lỗi thời lạc hậu mà cả hai người đều phải chịu khổ đau. Hiền bụng mang dạ chửa phải trốn đi biệt xứ. Núi ở lại cũng chẳng hơn gì. Từ đây, cuộc đời anh bước sang một trang mới đầy bão táp. Bên cạnh đó, quan niệm duy ý chí còn được tác giả thể hiện sinh động qua các mâu thuẫn giữa hai thế hệ. Người bố của

58

Núi đến chết vẫn không thay đổi cách nghĩ về đứa con của mình. Ông không chấp nhận đứa con "loại hai". Tấn bi kịch Núi phải gánh lấy nguyên do chính cũng xuất phát từ ông. Ở con người ấy, tất cả mọi hành động đều không phải xuất phát từ trái tim của một người cha lo lắng cho con, không phải bắt nguồn từ tình phụ tử phải có đối với tất cả những ai làm cha làm mẹ. Ông không cần biết lý do, ông không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra, sẽ xảy ra với đứa con tội nghiệp. Khi biết Núi bỏ học đi làm thuê, giờ vô tình bị tạm giữ, ông không cần suy nghĩ lấy một giây để quyết định từ bỏ anh. "...từ giờ phút này trở đi, tôi không công nhận nó là con tôi nữa" [108, tr.98]. Ông đổ mọi trách nhiệm giáo dục con cho xã hội. Ông lạnh lùng vô cảm "Xin các đồng chí giáo dục cháu. Còn gia đình chúng tôi từ nay coi như không có cháu" [108, tr. 99]. Ông không chấp nhận sự lừa dối "Ông đã không là không. Nhất định là không bao giờ ông nhận nó. Thế thôi. Mười mấy tuổi đầu nó đã cả gan gạt lừa ông suốt mấy tháng nay." [108, tr.100] và ông suy luận "Chưa biết chừng còn bao nhiêu việc khác nó lừa mà ông không biết. Chấp nhận nó để rồi cả đời ông bị nó lừa à? Nó với ông chỉ có cách: còn người này thì không có người kia, hoặc ngược lại. Không thể bố bố con con gì nữa" [108, tr.101]. Như vậy, ông từ con vì chính nó là người có lỗi. Theo ông biết thì không phải bây giờ nó mới hư mà nó đã hỏng từ lâu rồi, từ cái ngày vô tình ông thấy "hắn bứt một qủa chanh cho vào túi quần trong khi bà chủ nhà quay đi và hắn nói "cháu về

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)