Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 139 - 145)

5. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.4.2.1. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại

Với chất giọng hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại người trần thuật sẽ tạo ra tiếng cười và nước mắt. Tiếng cười bật lên sẽ thâm thúy, chất chứa trong nó một sự chua chát. Lê Lựu đã thành công đáng kể trong quá trình thâm nhập vào những ngõ ngách tâm hồn nhân vật, phơi bày những cái nghịch dị, nhiễu nhương đáng cười nhằm phê phán cái xấu cái ác trong cuộc sống, tạo nên những bất ngờ thú vị cho người đọc khi những ẩn khuất trong lòng người bị nhà văn bới tung lên bằng giọng hài hước, trào tếu. Có thể nói giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại là một trong những chất giọng được Lê Lựu thể hiện đậm nét trong tác phẩm của mình. Chính chất giọng đó đã giúp nhà văn đưa những yếu tố của văn học trào tiếu dân gian vào tác phẩm. Chính chất giọng hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại giúp cho tác phẩm của ông gần gũi hơn với bạn đọc. Ở đó, không còn chỗ cho giọng điệu "sử thi", mà ngôn ngữ suồng sã đời thường được nhà văn sử dụng một cách tài tình, đậm nét, nhiều hơn, đậm đặc hơn trong các tác phẩm.

Trong Thời xa vắng, nhà văn sử dụng giọng trần thuật mang tính hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại một cách sáng tạo. Thấp thoáng đằng sau những câu chữ là một Lê Lựu hóm hỉnh, sắc sảo và mẫn cảm. Không giễu nhại như Vũ Trọng Phụng, không đả kích quyết liệt như Nguyễn Công Hoan, Lê Lựu chỉ hài hước, châm biếm nhẹ nhàng để sau đó cảm thông, xót xa chứ ít khi bôi

135

bác, lên án… Ngôn từ mang đậm chất dân quê và lối nói hàng ngày, những nét phác họa về ngoại hình, tính cách, hành động của nhân vật đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Cuộc hôn nhân giữa Sài và Tuyết là cảnh bồng bồng cõng chồng đi chơi…, bởi vậy nó đã có bao điều bất ổn. Cuộc sống của hai vợ chồng trẻ con: Sài – Tuyết là chuỗi dài những nụ cười, nước mắt, những bi, hài kịch. Lúc nhỏ, khái niệm vợvới Sài chỉ là “người quét cái sân và cái ngõ dài thăm thẳm”, là những phản kháng, ấm ức trẻ con đến nực cười: không đi cùng, không ngồi cùng phía, không nhờ xới cơm, không chấm cùng bát…Giọng điệu hài hước bật ra từ những lời nói, hành động, cử chỉ của một anh chồng trẻ con: “Bố mày đến đây thì đếch sợ, ông huých cho chó nó cắn lồi mắt bố mày ra”, “làm xong việc nó chạy òa như con gà, con ngan vừa bị nhốt ra khỏi lồng”… Lớn lên, Tuyết đã trở thành nỗi ám ảnh với Sài, khiến anh luôn tìm cách lẩn tránh, thậm chí trở thành một trong những nguyên nhân khiến anh quyết chí đi bộ đội, đi B… đi bất cứ nơi đâu miễn là không nhìn thấy Tuyết. Sài không những không yêu mà còn ghét Tuyết. Trong con mắt Sài, Tuyết luôn hiện lên xấu xí, thô kệch, thậm chí… ngu đần! Thực ra Tuyết không xấu đến mức như vậy. Cô cũng là một cô gái khỏe mạnh, có duyên và hoàn toàn có thể có được hạnh phúc. Tuy nhiên, cuộc sống chung với Sài từ những ngày còn bé tí có lẽ đã khiến Tuyết mất ý thức về bản thân mình, khiến cô trở nên khổ sở, tự ti. Và cô tìm cách làm đẹp mình, để được chồng yêu. Nhưng khốn khổ thay, những gì cô làm lại trở nên phản cảm, bởi sự kệch cỡm, lố bịch, thiếu sự cân đối, hài hòa. Lê Lựu đã miêu tả sự trái khoáy ấy bằng đoạn văn tả chân dung của Tuyết trong lần đi thăm chồng. Ông dựng lên trước mắt người đọc một bức chân dung trọn vẹn, hoàn chỉnh về diện mạo, trang phục, hành động, cử chỉ, lời nói… cụ thể đến mức chi tiết, sinh động. Đó là chân dung cô gái quê Hạ Vị với “một cái áo sơ mi nõn chuối, một cái áo lót đông xuân màu hồng mặc phía trong” với “đầu

136

chải bêxăngtin nhếnh nháng lật ngược và được đè ập xuống bởi vòng khăn vấn bằng vải toan nhuộm màu nâu non còn mới trông nó chặt chằng như một cái đai”. Cách tiếp cận đối tượng từ khoảng cách gần cùng với lối so sánh ví von độc đáo, gần như phóng đại khiến người đọc bật cười trước sự tương phản cực mạnh giữa tỉnh – quê, mốt – lạc hậu, đẹp – xấu… Dường như để bức chân dung kia thêm hoàn hảo, Lê Lựu đã đưa những nét vẽ cuối cùng với những mảng màu thừa được trộn hổ lốn: “Chiếc quần súng sính dài quét gót, nhưng lại xắn vận vào cạp, kéo ống lên ngang cổ chân để lộ đôi bàn chân to bè bè, chi chít từng vệt gai cào. Nó căng lên nứt nẻ bởi những quai dép cao su chằng cả phía trước và phía sau” rồi “cả áo trong, áo ngoài kéo lên để lộ từng mảng lưng đen lằn từng múi thịt”. Sự thô kệch của Tuyết khiến người đọc lo lắng thay cho cô, cô sẽ khiến chồng yêu mình thế nào đây, trong khi Sài đối với cô đã có quá nhiều ác cảm?

Văn phong của Lê Lựu giản dị, tự nhiên, lôi cuốn, sinh động và hài hước. Miêu tả hành động, cử chỉ của Tuyết, nhà văn sử dụng hàng loạt từ ngữ khôi hài: chuỗi động từ, từ láy tượng hình (…cô reo lên, cười toe toét, son són

đitrước, bạch bạch ra ngoài, nói cười hớn hở, lại bạch bạch về, lại nói

cười hổnhển, huyên thuyên táo tợn…) để người đọc thấy sự vô duyên đến

nực cười của Tuyết. Khai thác mối quan hệ giữa đôi vợ chồng Sài – Tuyết, Lê Lựu đã cho thấy những bất ổn, những khập khiễng trong cuộc sống của họ và từ đó, tiếng cười cất lên như một sự cảm thông cho những hành động lạc điệu. Đằng sau tiếng cười ấy là sự xót xa, chua chát của một trái tim giàu lòng nhân ái và mẫn cảm với cuộc đời, con người. Với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại để thực hiện bước đường “nhận thức lại” trong văn học, giúp nhà văn tấn công vào những cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu một cách trực diện. Cái đói nghèo của người dân làng Hạ Vị được nhà văn mổ xẻ lí giải rất thuyết phục: “Cái thói quen được chủ tin dùng khen ngợi, thích được sai bảo mắng

137

mỏ nó bắt đầu đơn giản thế này: Lúc túng thiếu đói kém vay mượn vừa khó vừa canh cánh lo ngày trả. Ấy là chưa kể lãi mẹ lãi con gặp lúc sa cơ lỡ vận có khi suốt đời đầu tắt mặt tối không đủ trả nợ. Còn tự làm lấy ruộng nhà thì lưng vốn ít, lại phải trông đợi và biết đâu “Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả” đến lúc miếng ăn đến miệng gặp một cơn gió, một trận mưa rào hay ngày nắng hạn mà cháy vụ là mất như chơi. Chi bằng cắp nón đi làm thuê vừa nhẹ nhàng, vừa có miếng ăn ngay […] Lâu dần thành quen. Người ta có thể bỏ ruộng chứ không bỏ nghề làm thuê”. Nhà văn đã giễu nhại, trào tếu ngay lối sống, tư tưởng của người dân làng Hạ Vị và chỉ ra được những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến đói nghèo của người dân, đả phá vào thói hủ lậu không cầu tiến của họ mà nhà văn gọi nó là “thói quen được chủ tin dùng, thói quen thích được sai bảo”.

Đoạn miêu tả cuộc họp gia đình ở tác phẩm Thời xa vắng cũng là một trong những đoạn sinh động: "Có bảy người họp thì ba người coi như không can dự. Bất cứ việc gì vợ chồng anh cả cũng " thôi thì thầy định thế nào chúng con theo thế". Mỗi khi cái quyền làm trưởng được nhắc đến "ý anh chị cả thế nào?", người con trưởng cũng gật gật đầu vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu một lúc mới nói. Bao giờ anh cũng nói ra cái điều mọi người đều biết trước từng câu, từng lời anh sẽ nói như thế. Có lần vui vẻ, chị vợ tinh khôn đã bảo: “Thầy hỏi nhà con như hỏi bức vách ăn thua gì". Nhưng những việc căng thẳng như đóng góp giỗ tết ma chay, hoặc sự xích mích trong gia đình, chị thường là người im lặng từ đầu đến cuối. Có ai hỏi chị, chị chỉ trả lời rất gọn nhẹ: "Mọi việc là quyền ở nhà tôi". Lập tức anh cả cũng gật gật đầu nghĩ ngợi và nói ra cái điều mà ai cũng biết chắc là sẽ vừa lòng chị, cốt không thiệt đến mình mà cũng chả đụng đến ai. Những cuộc họp gia đình để quyết định những việc hệ trọng như thế, sự có mặt của vợ chồng anh như là thừa. Nhưng không có vợ chồng anh, không bao giờ thành cuộc họp...Sau sự "thôi thì" dài dòng của anh, hoặc là ai

138

có nỗi ấm ức thấy sốt ruột quá phải nói bung ra...Thành ra anh lại luôn luôn trở thành người quan trọng trong gia đình..." [114, tr.117]. Miêu tả cảnh đám ma ông đồ cũng là một trong những đoạn vừa hài hước, hóm hỉnh vừa sinh động." ...Nhưng cũng còn cơ man nào là người không biết từ huyện xã nào ngơ ngác và thậm thụt, cung kính và cười cợt, nghênh ngang và khúm núm, họ là vô số người chưa biết cụ đồ là ai, cũng không phải vì lòng ngưỡng mộ một gia đình cách mạng, một cuộc sống mẫu mực hoặc vì sự yêu mến thân thiết người em, người con cụ. Họ đi đám chỉ vì không đi sẽ không tiện. Thành ra không phải họ đi đưa đám cụ đồ mà là đưa đám ông Hà đã về làm bí thư huyện uỷ được nửa năm nay và đưa đám anh Tính uỷ viên thường trực phụ trách nội chính của uỷ ban hành chính huyện....Họ phải liếc mắt xem thắp hương và khấn vào lúc nào, đứng ở đâu để ông Hà hoặc anh Tính chứng kiến nỗi lòng đau khổ, cung kính của họ: "Con là Trần Văn Đật phó chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi thôn Thượng, xã Hồng Thuỷ kính viếng linh hồn cụ đồ sống khôn chết thiêng chút lòng thành nhỏ mọn của con..." và chục bó hương dâng lên trước mặt, anh khấn rồi quỳ sụp xuống lễ ba lễ: đứng dậy, hai mắt đỏ hoe anh lẩy bẩy đặt lên bàn thờ chỗ đã chồng chất hương hoa... vẫn cúi đầu vẻ đau đớn nhưng trong bụng đã có thể chắc chắn về cái đơn xin hai nghìn ngói đang nằm chỗ Tính...và nếu cần, anh sẽ " khấn" lại tên tuổi của anh để Tính khỏi quên”[114, tr.198]. Cười cợt, phê phán thói quen bợ đỡ để được nương nhờ. Nhà văn chua chát khi nhận định: “Thành ra không phải họ đi đưa cụ đồ….”. Người ta đi đám tang là để viếng người chết nhưng ở đây người được viếng thật sự lại là người sống, viếng người chết chỉ là cái cớ. Nhà văn thật thâm thúy!

Không chỉ Thời xa vắng, giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại còn được nhà văn sử dụng đậm nét trong hai tác phẩm về sau là Chuyện làng

139

đạo. Chúng ta có thể nhận thấy trên từng trang viết. Chẳng hạn, đoạn miêu tả cảnh dân làng Cuội chào đón quan tỉnh trưởng về thăm làng: "Từ nửa đêm, dân các làng đã được thúc ra miếu ông Cuội điểm mục xem đã đủ đầu người được phân bổ chưa? Điểm mục xong, phải xếp hàng thử. Đứng thử, ngồi thử, hoan hô thử, vẫy cờ thử, cả nhỡ khi bí quá không chịu được, cũng phải thử cách đi đái, đi ỉa trước mặt quan như thế nào mà không lộn xộn, không được để quan thấy...Các cụ già tưởng chỉ giống trẻ con hay dỗi, hoá ra cả cái bệnh đi đái cũng giống nhau. Các cụ đứng khoanh tay, trẻ con thì cầm cờ vàng ba sọc đỏ quay đi, "tương" ngay bờ cỏ rồi vội vàng nhét nó vào chỗ cũ, quay lại thản nhiên như không hề có chuyện gì xảy ra. Cả các cụ và các cháu đều làm việc đó bốn năm lần mà vẫn chưa thấy quan lớn "[109, tr.145]. Đoạn miêu tả đội Quyền, một cán bộ cốt cán của cuộc cải cách ruộng đất cũng là một đoạn khá hài hước, làm bật nổi sự ngu dốt của nhân vật này:"Thằng tướng Ca-di và thằng Tắc xi đã thua thì nay thằng A Xu Hao có to đến mấy thì to cũng không xui thằng Ngô Đình Diệm đánh được ta. Đấy nó là như thế....Đảng ta rất sản xuất (có tiếng nhắc là sáng suốt. Anh đội Quyền nghiêm mặt lại) Tôi nói là Đảng rất sản xuất lãnh đạo ... Anh vừa nói xong thì ở một góc nào đó có tiếng nói to -Thưa đội, nên nói phong kiến và đế quốc, Pháp và Nhật, vì nước Pháp ở bên Tây mà nước Nhật ở bên đông, hai nước này khác nhau đấy ạ"[109, tr190]. Đoạn miêu tả cảnh dân làng Cuội theo sự chỉ đạo của bí thư đảng uỷ bán chuối cũng đầy sự tếu táo: "Nghe đâu chuyện đó có được thường vụ và uỷ ban "rút kinh nghiệm". Thế là hết chuyện thứ nhất theo cách nói của anh đội Quyền thì "Đấy, nó là như thế"[109, tr.422]. Đoạn miêu tả anh chàng duyệt sách, duyệt nhạc, duyệt tranh, duyệt thơ văn của các nhà văn, nhà báo, nhạc sỹ, hoạ sỹ mà trình độ thì chỉ: "Thằng nhà thơ lại đọc thơ của tay Nguyễn Du nào đấy làm thơ ca ngợi con gái dám trèo tường đi quan hệ bất chính. Nghe rất uỷ mị sướt mướt có tính chất khêu gợi chuyện nam nữ lăng nhăng. Hành

140

động của chúng không những sặc mùi phản động mà còn phá hoại tinh thần và ý chí của hàng mấy chục nam nữ thanh niên ngồi nghe ". Vì vậy, nhân vật này đi đến kết luận "Chú xem tay Nguyễn Du nó công tác ở đâu nên có công văn của huyện uỷ đề nghị trên xử lý tay này không có thì nguy hiểm lắm" [109, tr.404].

Có thể nói dày đặc trên trang viết của Lê Lựu là giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại. Nhà văn không cần dùng thủ pháp lạ hóa ngôn từ, không sử dụng mà chỉ là kể những chuyện thật như đùa bằng lời văn khi xót xa, lúc chì chiết lúc bông đùa. Với chất giọng này, nhà văn đã chuyển tải đến người đọc những tư tưởng thầm kín của mình, tìm kiếm nơi người đọc sự đồng cảm khi phơi bày những điều nghịch lí, phi lí vẫn còn trì bám vào những ngóc ngách của đời sống tâm linh con người, và nhà văn đã thành công đáng kể. Mục đích của giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại của nhà văn không chỉ là phơi bày chúng ra mà nó còn là tiếng cười để chia tay với những nghịch dị, phi lí của quá khứ, loại trừ nó ở hiện tại và trong tương lai, điều này tạo nên sự riêng biệt trong phong cách trần thuật của Lê Lựu.

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 139 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)