Giọng phê phán, lên án, tố cáo

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 156 - 178)

5. Cấu trúc luận văn

3.4.2.4.Giọng phê phán, lên án, tố cáo

Trong khi nhận thức lại hiện thực và phản ánh những tấn thảm kịch, Lê Lựu cũng đã sử dụng giọng điệu phê phán mang tính lên án, tố cáo những gì cổ hủ lỗi thời, những gì thuộc quan điểm duy ý chí, những gì đẩy đưa khiến con người biến chất, tha hoá... Trong Thời xa vắng, nhà văn day dứt: "Những gì thuộc tình cảm riêng tư phải được tìm hiểu, tìm nhiều cách mà hiểu, phải kiên trì nhẫn nại và có khi phải nhẫn nhục gian khổ mới hiểu hết con người, nếu mình muốn hiểu và thực tâm giúp họ. Vội vàng thô thiển kết luận nhân cách người khác, rèn giũa người khác để đạt được mục đích cá nhân mình, có khi giết người ta mà mình vẫn phởn phơ như mình không hề can dự, không có tội tình, quá lắm là chỉ nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm [114, tr. 99].

Giọng điệu phê phán, lên án, tố cáo đặc biệt được sử dụng khi trần thuật nhằm phê phán hậu quả của quan niệm duy ý chí: "Nhưng các anh có nghĩ các anh đã giết chết một tâm hồn trong sáng, một niềm tin, một tình yêu của một con người với cách mạng, với quân đội, với xã hội tươi đẹp của chúng ta không?... Khi mình rút kinh nghiệm thì đã kết thúc một con người, đã đẩy một con người từ tốt sang xấu, từ yêu thương sang thù ghét, có khi đã hết cả đời người ta rồi còn gì...Nhưng không được bắt người khác thích thú với cái mình thích thú, ghét bỏ cái mình ghét bỏ. Yêu ghét ai đều do người khác chỉ huy. Người chỉ huy yêu ai lập tức tất cả xúm vào người đó, cố áp mình vào cái danh dự của người ấy để đựơc chú ý, được chứng tỏ là mình cũng tân tiến, cũng thức thời, cũng đồng cảm yêu mến với chỉ huy. Chỉ huy ghét ai thì tìm

152

cách xa lánh, ghét bỏ người ta, ấy là chưa kể nhân "giậu đổ thì bìm bìm leo lên"[114, tr. 158]. Giọng văn ấy khi phê phán thì gay gắt thậm chí chì chiết, nhưng khi nói về cuộc sống, nỗi khổ của những con người bình thường thì trở nên nhân hậu, thiết tha thể hiện ước muốn nâng đỡ con người: "Thú thật tôi rất buồn cái cách "sống hộ" người khác, được gọi là tập thể quan tâm như thế. Hãy đòi hỏi ở mỗi con người sự cống hiến cao nhất khi xã hội cần, tập thể cần. Đến khi tập thể quan tâm đến người ta thì cũng phải quan tâm đến cái người ta cần, chính người ta đói, người ta khát, chứ không phải mình quan tâm cái mình muốn ở người ta" [114, tr.160]. Giọng điệu này tiếp tục được sử dụng nhằm lên án, phê phán lối sống thụ động, cam chịu của Sài được thể hiện trong những lời nhân vật đối thoại với nhau: "Chính bản thân anh chất đầy cách sống của một anh làm thuê. Sẵn cơm thì ăn, sẵn việc thì làm, chỉ hong hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán định đoạt một việc gì. Lúc bé đã đành, khi học hành đỗ đạt anh đủ tư cách làm một công dân, một người chiến sỹ tại sao anh không dám chịu trách nhiệm về nhân cách của anh? Sao anh không dám nói thẳng rằng...Kẻ bị trói buộc không dám cựa mình giẫy giụa, chỉ hong hóng chờ đợi, thấp thỏm cầu may" [110, tr. 214]. Thiếu Mai đã có lý khi nhận xét : "Lê Lựu tỏ ra hiểu nhân vật mình đến tận chân tơ kẽ tóc, đến tận cùng những ngọn ngành sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ. Xót xa cho cuộc đời Sài bao nhiêu, tác giả lại giận dữ và lên án cách sống, cách ứng xử thiếu bản lĩnh của anh ta bấy nhiêu.

Trong tác phẩm Sóng ở đáy sông, tác giả không chỉ thể hiện sự ngậm ngùi, xót xa mà còn lên án, phê phán mối quan hệ ruột thịt trong gia đình chỉ vì những chuẩn mực đạo đức phong kiến hủ bại, lỗi thời luôn áp đặt mọi người phải tuân thủ một cách cứng nhắc chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch trong cuộc đời Núi. Do anh sống trong một gia đình “nề nếp và danh dự như một sợi dây đay siết chặt” nên không thể thoát ra ngoài. Ông bố của Núi - một

153

người cha luôn tự cho mình là mực thước, luôn hài lòng với chính mình. Luôn tự cho là mình chu toàn mọi việc nhưng chính hành động của ông ta lại lên án cách sống lạnh lùng, hà khắc, nghiệt ngã đến tàn nhẫn. Chính cách sống giả tạo được bao bọc bằng những chuẩn mực đạo đức ông ta sẵn sàng từ bỏ con, sẵn sàng đuổi con ra khỏi nhà trong một đêm mưa gió tầm tã, sẵn sàng viết đơn đề nghị tòa xử con mình tội tử hình… để rồi từ đó đã đẩy Núi đến một số kiếp long đong, lận đận, làm thay đổi tính cách của một con người..

Không dừng lại ở đó, trong hàng loạt tác phẩm Lê Lựu còn hướng ngòi bút của mình khi tập trung lên án, phê phán lối sống thực dụng, tha hóa biến chất của nhân vật Lưu Minh Hiếu trong Chuyện làng Cuội; lối sống buông thả, thực dụng của nhân vật Châu – vợ Sài trong Thời xa vắng; lối sống của Linh Anh – vợ Tâm, của bà Nhân – vợ ông Địa trong Hai nhà; sự cứng nhắc đến tàn nhẫn của đại tá Hoàng Thủy trong Đại tá không biết đùa… Để rồi từ đó cho người đọc thấy rõ những tàn dư của xã hội cũ, những thói hư, tật xấu của một bộ phận người dân luôn xuất hiện song hành trong hiện thực đời sống cần phải đấu tranh, loại bỏ. Ngòi bút của Lê Lựu nghiêm khắc mà chân tình, trách cứ thấm thía nhưng lại đầy tình yêu thương. [104, tr. 577]. Có lẽ chính chất giọng lên án, phê phán tố cáo trong trần thuật khiến cho bạn đọc cảm nhận và thấu hiểu một cách sâu sắc về thời đại đã qua. Nhà văn quả thật tài tình khi cho ta thấy không khí của một "thời xa vắng" nhưng vẫn rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Điều này chính nhà văn từng khẳng định trong bài Hỏi chuyện tác giả và tìm hiểu tác phẩm: "Qua văn chương, người ta muốn hiểu thời chúng ta đang sống là như thế nào? Người ta muốn nhận thức đúng thực chất các quan hệ xã hội con người đã sống một quãng đời lắm sôi động, nhiều biến cố vừa qua và bây giờ"[104, tr. 548]. Có lẽ, chính cách nhìn hiện thực một cách sâu sắc và nhuần nhị đã đem đến những cảm hứng

154

mới, giọng điệu mới cho tác giả. Những trang viết giản dị hồn nhiên, sinh động và chân thực rất hấp dẫn.

Như vậy trong thời kỳ Đổi mới, tiểu thuyết Lê Lựu không chỉ đổi mới cách nhìn hiện thực mà còn có những chuyển biến đáng chú ý về mặt nghệ thuật thể hiện. Khách quan mà xét thì những chuyển biến đó chưa hẳn là những đột phá thực sự và toàn diện nhưng nó cũng cho thấy những đóng góp tích cực của nhà văn trong việc đổi mới văn học. Với các tiểu thuyết Thời xa

vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà... nhà văn Lê Lựu đã

tìm hướng đi riêng cho mình, một hướng đi phù hợp với quy luật sự phát triển và đổi mới của cuộc sống trong thời đại mới.

KẾT LUẬN

Lê Lựu là một nhà văn có những đóng góp không nhỏ trong quá trình vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người đặt viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới tiểu thuyết. Tài năng và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của Lê Lựu thể hiện rõ nhất ở chính những thay đổi quan niệm về cách nhìn hiện thực cuộc sống và con người. Trên những trang viết

155

của nhà văn, ta thấy ông không thoát ly khỏi những đặc điểm của tiểu thuyết truyền thống. Nhưng quả thực, ông đã không ngừng cố gắng làm mới cách viết của mình. Chính vì vậy, Lê Lựu được giới nghiên cứu đánh giá cao. Bảo Ninh, nhà văn thuộc thế hệ tiếp theo khẳng định một cách sâu sắc rằng: "Cánh cửa mà Lê Lựu đã mở ra cho tiểu thuyết thời Đổi mới tuy đã cũ nhưng mà vẫn vô cùng mới đối với các nhà văn lứa kế sau ông. Những quan niệm về tiểu thuyết có thể đúc rút được từ Thời xa vắng cũng không lạ thường gì song với những người viết văn trẻ tuổi hồi đó thì vẫn có tác dụng gần như sự bừng tỉnh" [126].

Với cái nhìn sắc bén, những tác phẩm thời kỳ đổi mới đặc biệt là Thời

xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà... đã đối thoại được

với cuộc sống. Hơn thế nữa, tiếp cận tiểu thuyết Lê Lựu từ phương diện nhân vật thì những nhân vật như Giang Minh Sài (Thời xa vắng), bà Đất, Lưu Minh Hiếu...(Chuyện làng Cuội), Núi, bố Núi (Sóng ở đáy sông), Tâm, Địa

(Hai nhà)... vừa mang những nét riêng lại vừa mang tính khái quát sâu sắc đặc điểm của một lớp người thuộc thời xa vắng. Lê Lựu đã viết hết mình, trọn vẹn, đằm thắm nhưng không kém phần bản lĩnh. Yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách của nhân vật. Lê Hồng Lâm thật có lý khi khẳng định:"Ở một mức độ nào đó, Lê Lựu đã tạo ra những nhân vật điển hình cho những hoàn cảnh điển hình" [104, tr.703]. Đến với tác phẩm của Lê Lựu, bạn đọc sẽ có những lúc cảm thấy mình dường như là nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời nhiều lúc lại có cảm giác bắt gặp họ ở đâu đó xung quanh làng xóm mình, anh em, bạn bè hay thậm chí chính mình....Cho nên không có giá trị nào, không có sự ban thưởng nào, không có hạnh phúc nào lớn hơn đối với nhà văn khi nhân vật đi vào lòng bạn đọc. Có thể nói, mặc dù vẫn giữ những yếu tố truyền thống nhưng Lê Lựu đã thực sự tạo nên sự hấp dẫn riêng trên những trang viết của mình. Ông tạo ra sự cuốn hút vì những tác phẩm của ông

156

có sự sáng tạo mới mẻ so với dòng tiểu thuyết trước đây. Ông dám nhìn thẳng và nói thật. Ông không đi vào những đề tài bao quát rộng lớn mang tầm vóc của một thời đại hào hùng mà tập trung xoáy sâu, khai thác từng số phận cá nhân. Nhà văn đã tinh tế lý giải bốn kiểu nhân vật gắn từng bi kịch: Nhân vật rơi vào bi kịch do hoàn cảnh; nhân vật với bi kịch cá nhân; nhân vật rơi vào bi kịch do nhận thức, quan niệm duy ý chí; nhân vật với bi kịch của lối sống thực dụng, ích kỷ, biến chất tha hóa. Với Sài, bi kịch của anh một phần do quan niệm duy ý chí, do tư tưởng "yêu hộ, sống hộ" người khác, phần nữa là do chạy theo những cái "không phải của mình, không thuộc về mình". Với bà Đất, tấn bi kịch lại do chính lòng thương, tình yêu vô bờ của một người mẹ. Với Núi, bất hạnh của anh lại chính là do sự lạnh lùng vô cảm của người cha vô trách nhiệm và sự xa ngã của bản thân anh. Với Tâm, là bi kịch của người trí thức sống nhẫn nhục, cam chịu như kiếp “đời thừa”...Bằng những số phận riêng, cuộc đời riêng, nhà văn đã soi chiếu hiện thực dưới nhiều chiều kích khác nhau. Những trang tiểu thuyết của ông vì thế, ánh hào quang dường như nhạt dần và có khi mất hẳn. Thay vào đó là chất đời tư của mỗi số phận, mỗi cuộc đời với những lấm lem đời thường. Nhà văn đã phát hiện ra rằng, bên cạnh những mặt tốt, con người trong cuộc sống đương đại vẫn còn nhiều mặt hạn chế khó chấp nhận. Đó là thái độ bảo thủ, sợ dư luận, thích làm thuê, tư tưởng cam chịu, nhẫn nhục, không dám tiến xa hơn hiện thực vốn có. Rồi sự ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau vẫn còn phổ biến, người ta sẵn sàng dối trá, lật lọng hòng tìm kiếm lợi ích cho mình. Đặc biệt là vấn đề xuống cấp về đạo đức, sự suy đồi của tình nghĩa con người như tình làng nghĩa xóm, tình vợ chồng, mẹ con, anh em...nhiều lúc đã trở thành cái để phục vụ cho tư lợi cá nhân. Sự kém hiểu biết, ấu trĩ, thiển cận trong cách nghĩ, cách nhìn nhận đã đem đến bao bi kịch đau thương cho con người... Đấy chính là một trong những điều mới mẻ mà Lê Lựu đóng góp cho nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.

157

Những cách tân về mặt nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu cũng thể hiện rõ, dường như chuyển động đằng sau các sự kiện, sự việc là dòng tư tưởng, là những chiêm nghiệm mà ông muốn gửi gắm tới bạn đọc. Đặc biệt, những tư tưởng ấy được người cầm bút khéo léo đưa vào các mâu thuẫn, xung đột, các tình huống xen giữa các dòng, các chương, giữa các sự kiện, chi tiết ngồn ngộn của hiện thực đời sống. Do vậy, ta có thể có cảm giác: "Văn Lê Lựu không chau chuốt, mộc mạc và không phải là không có những câu què hoặc trúc trắc, thậm chí có câu ngữ pháp chưa chỉnh... " [104, tr. 581], thế nhưng chính giọng văn phù hợp với nội dung miêu tả, phản ánh lại đem đến hiệu quả không ngờ. Có lẽ, "câu văn lùa thùa, có khi rối như bún nhưng lại rất được ấy” của nhà văn lại là "sự thách đố với cách đặt câu quá mạch lạc gãy gọn do sự thấm nhuần ngữ pháp của một ngôn ngữ phương Tây tạo ra"[104, tr.603]. Điều này một lần nữa được Trần Đăng Khoa nhấn mạnh: "Văn Lê Lựu cuốn hút, đọc không nhạt. Ngay cả những truyện vào loại xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy, có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét phác hoạ tính cách nhân vật" [104, tr.659]. Đồng thời, chính sự độc đáo của chủ đề, hình tượng nghệ thuật sinh động có sức khái quát cao đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho từng tác phẩm. Vì vậy, tìm đến với những sáng tác của Lê Lựu nói chung và với các tác phẩm Thời xa vắng,

Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà... nói riêng, người ta có thể

quên văn mà nhớ chuyện đời. Có được sự thành công ấy bởi Lê Lựu hiểu rõ

cần phải trả lại "bản chất vốn có" cho văn chương. Ông đã viết với tất cả tâm huyết, gan ruột của mình. Ông đau đáu suy ngẫm về những vấn đề đặt ra qua cuộc đời nhân vật với một cái nhìn sâu sắc và một ngòi bút đầy trách nhiệm. Ông nhìn thấu đáo với một tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu người. Do vậy, sự việc được phản ánh trong tác phẩm rất khách quan, không thêm bớt tô vẽ và đặc biệt là không cay cú. Phơi bày những mặt trái, lên án, tố cáo sự giả dối, sự

158

băng hoại đạo đức, sự tha hoá của con người để từ đó, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người ở mọi thời đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp cận tiểu thuyết Lê Lựu từ điểm nhìn của người kể chuyện chúng tôi thấy: có sáu tiểu thuyết trần thuật theo hướng khách quan hoá, một tiểu thuyết trần thuật theo hướng chủ quan hoá. Trần thuật theo hướng khách quan hoá, tiểu thuyết của ông xuất hiện các dạng: Trần thuật hoà mình với nhân vật, trần thuật uỷ thác cho nhân vật và người trần thuật có giọng điệu riêng. Các kiểu trần thuật theo hướng này có đặc điểm chung là ngưòi kể luôn tách mình ra khỏi các biến cố, các sự kiện trong truyện, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba. Với kiểu trần thuật hòa mình với nhân vật, người trần thuật nhập thân vào nhân vật, đối thoại với nhân vật nên lời văn nửa trực tiếp được sử dụng khá nhiều. Khi sử dụng lời văn nửa trực tiếp lời của người trần thuật và lời của nhân vật hòa vào nhau, khắc phục được tính đơn điệu buồn tẻ thường thấy của lời văn khách quan hóa. Người trần thuật hòa mình vào những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật; khám phá thế giới nội tâm của nhân vật bằng chính ngôn ngữ của nhân vật nhưng cũng đồng thời thể hiện được sự đồng cảm của người trần thuật làm cho lời văn thêm mượt mà sâu lắng. Để câu chuyện thêm sinh

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 156 - 178)