Trần thuật theo hướng chủ quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 128 - 139)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Trần thuật theo hướng chủ quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu

Cùng với sự phát triển của cuộc sống con người văn học cũng có sự chuyển biến phù hợp với nhu cầu của con người thời đại. Ý thức cá nhân của con người càng định hình thì nhu cầu tự bộc lộ càng tăng. Trong sáng tác, ý thức cá thể của nhà văn cũng ngày càng thể hiện rõ. Một trong những cách thể hiện đó là sự phong phú các hình thức chủ thể trần thuật trong loại hình tự sự. Nhà văn hoặc trao quyền cho nhân vật hoặc hòa mình với nhân vật hoặc trực tiếp đứng ra kể chuyện...Theo Đinh Trọng Lạc, tổ chức lời văn nghệ thuật theo hướng chủ quan hóa là: “Người trần thuật đã được cá thể hóa, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi số ít:“tôi”. Người trần thuật cũng là một trong các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật, là người bình luận bên trong đồng thời cũng

chính là người tham gia vào sự việc đang diễn ra” [143, tr.65]. Với kiểu trần

thuật chủ quan hóa, có khi nhân vật xưng tôi chỉ xuất hiện với vai trò người dẫn chuyện nhưng cũng có khi là một nhân vật trong truyện vừa là một nhân vật trong câu chuyện hoặc nhân vật xưng tôi tự truyện.

Sáng tác của Lê Lựu ở mảng truyện ngắn có khá nhiều tác phẩm trần thuật theo hướng chủ quan hóa nhưng ở tiểu thuyết thì chỉ có một tiểu thuyết

124

được kể theo hướng này. Đó là Ranh giới. Ở tác phẩm này ta thấy người trần thuật xuất hiện theo kiểu vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật trong câu chuyện. Với kiểu trần thuật này, nhân vật “tôi” tất nhiên có mối quan hệ mật thiết với các nhân vật trong câu chuyện. Do vậy, anh ta có thể hiểu tường tận về nhân vật xung quanh mình dù đó là người yêu là bạn bè hay là thù địch. Khi người trần thuật xuất hiện với cái tôi tự truyện cũng là lúc nhà văn thể hiện bộc trực nhất, chân thật nhất và sâu sắc nhất cái thuộc về mình và hướng thẳng đến người đọc giãi bày, bộc bạch, thể hiện quan điểm, chính kiến, sự chiêm nghiệm, mà không cần phải phó thác cho một nhân vật nào khác. Khi người trần thuật xuất hiện với vai trò vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật trong câu chuyện thì theo Đinh Trọng Lạc: “Tính cá thể hóa không sâu sắc bằng cái tôi tự truyện nhưng so với kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn chuyện thì kiểu này còn có mức độ cá thể nhiều hơn bởi vì người kể chuyện cũng đồng thời là một trong những nhân vật trong

truyện” [143, tr.88]. Với kiểu trần thuật này, nhân vật “tôi” xuất hiện trực

tiếp, song hành cùng các nhân vật trong tác phẩm đồng thời người trần thuật có thể đi sâu hơn vào tâm tư tình cảm nhân vật khi chuyển hóa vào chủ thể “tôi”. Đây chính là quá trình dịch chuyển điểm nhìn từ tác giả đến nhân vật. Nhân vật “tôi” là người chứng kiến và tham gia trực tiếp vào câu chuyện, vì vậy quan điểm người trần thuật trùng với quan điểm của nhân vật “tôi”. Khi “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyên thì phải chịu sự chi phối, qui định của những biến cố, sự kiện, chi tiết của câu chuyện được tác giả phản ánh. Khi “tôi” xuất hiện như một nhân vật thì chủ thể kể đứng ngang hàng với nhân vật. Điều này giúp cho người trần thuật có thể phát biểu tâm tư, tình cảm một cách thoải mái. Do vậy, kiểu trần thuật này thường tạo những hiệu quả bất ngờ. Khi “tôi” với tư cách vừa là người dẫn chuyện vừa là nhân vật trong câu chuyện chẳng những thể hiện rõ quan điểm của tác giả mà còn thể hiện ngôn

125

ngữ của chủ thể qua sự lí giải, tổ chức hoạt động của của nhân vật, sự việc. Ở cách kể này người trần thuật sử dụng lời trần thuật gián tiếp hai giọng, lời nửa trực tiếp thông qua độc thoại làm nổi bật phẩm chất cần khắc họa của nhân vật. Đây là lời độc thoại của nhân vật “tôi”: “Cách sống của người ở thành phố Sài Gòn như thế chăng? Biết đâu từ việc làm ấy, tôi đã để rơi vỡ một tình yêu chân thật. Bằng cách nào để biết được Ngân có quan hệ âu yếm với bọn thằng Hoa, đấy là chưa kể đến chuyện dính dáng vào âm mưu phá hoại và chạy trốn của chúng. Và nếu Ngân vẫn cón yêu tôi, vẫn không có gì sâu sắc

với kẻ khác thì tôi nối lại tình cảm với Ngân bằng cách nào?”. Nhân vật dẫn

dắt người đọc tham gia vào cuộc điều tra âm mưu phá hoại của bọn phản động và tình yêu của nhân vật tôi với Ngân. “Tôi” huớng người đọc tới sự đồng cảm với những đắn đo của một người vừa phải hoàn thành nhiệm vụ vừa phải tìm cách giữ cho tình yêu được trọn vẹn. “Tôi” có mối quan hệ tình cảm với Ngân nhưng vẫn phải làm ngơ trước quan hệ của Ngân với Cự, người mà anh được cấp trên phân công điều tra âm mưu phản động. Người trần thuật không đứng bên ngoài kể lại câu chuyện theo kiểu nghe người khác kể rồi kể lại cho người đọc mà trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Cái tôi kể chuyện người khác luôn có mối quan hệ nào đó với các nhân vật trong câu chuyện. Nhân vật tôi lúc này là nhân chứng sống động của hiện thực được phản ánh, là người trong cuộc của câu chuyện được kể vì vậy tính chân thật của câu chuyện rất cao, tạo được sự tin cậy tuyệt đối ở người đọc.

Là một nhân vật trong câu chuyện do vậy nhân vật “tôi” thường hiểu tường tận về hoàn cảnh, tính tình, việc làm của các nhân vật. Trong tác phẩm, nhân vật tôi đã chứng minh sự hiểu biết của mình về Ngân, người yêu của anh ta để có thể lí giải rành mạch với vị cục trưởng về những thắc mắc của ông trước những biểu hiện của Ngân : “Nghĩa là cô bé Hồng Ngân có gương mặt xinh như vầng trăng lại là đứa con hoang của một nữ cấp dưỡng. Người đàn

126

bà góa bụa đã có ba mặt con, hai trai, một gái”. Vì mối quan hệ giữa nhân

vật “tôi” và Ngân mà người đọc có thể hoàn toàn tin tưởng vào những điều anh ta phân trần về hoàn cảnh của người yêu mình. Cũng do những quan hệ trong công tác mà tôi cũng biết rất rành mạch về hoàn cảnh của nhân vật phản diện, Tiềm. Tiềm vừa là đối tượng điều tra vừa là tình địch của nhân vật tôi, vì vậy những điều nhân vật tôi cung cấp đủ để người đọc tin cậy. Tâm trạng, hành động, việc làm của bọn Cự thì được nhân vật “tôi” phân tích khá kĩ lưỡng với tư cách là người đang theo dõi từng hành động của chúng, am hiểu những toan tính, âm mưu của chúng. Hay khi khẳng định tình yêu của mình với nhân vật Ngân, người trần thuật với tư cách là người dẫn chuyện cũng dễ dàng bộc lộ một cách trực tiếp, thoải mái không cần giấu giếm với nhiều cung bậc khác nhau. Khi thì tha thiết yêu thương, lúc là kính trọng, khâm phục, khi thì hờn giận, khi thì nuối tiếc… Tình cảm, cách đánh giá nhân vật được thể hiện bằng sự kết nối các chi tiết, các sự kiện của quá khứ và hiện tại. Với những thời gian khác nhau nhân vật hiện lên với những hành động, việc làm khác nhau và tất cả đều thể hiện bản chất nhân vật cũng như tình cảm, cách đánh giá của nhân vật tôi về các nhân vật trong truyện. Nhận xét về cách kể này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình viết: “Khi nhà văn đem chính chuyện đời mình, người thân của mình ra mà kể thì đương nhiên cách kể đã mang màu sắc tin cậy, thân tình giống như ngưòi kể chờ đợi một lời khuyên bảo, phán xét từ phía người nghe. Giữa độc giả và tác giả tự nhiên thiết lập mối

quan hệ tâm tình, bạn bè”. Đây là đọan văn cho thấy người trần thuật đang

hướng đến sự chia sẻ của người đọc: “Quả là đột ngột và khó hiểu. Tại sao lại có thể như thế này. Tất nhiên Linh sẽ không để nó ảnh hưởng gì đến công việc và đã đến lúc không thể nhờ Linh làm “liên lạc” được dễ dàng. Nhưng tôi đã làm gì để cô bé rất ngoan và kín đáo ấy nổi giận với tôi một cách kiên quyết

127

đối với mình cũng là lúc nhân vật tôi hướng đến sự chia sẻ của người đọc, mong tìm được một sự đồng cảm nơi người đọc. Cũng có khi tâm sự của nhân vật được kể một cách trực tiếp bằng lời văn gián tiếp hai giọng.

Khi trần thuật theo dạng này, câu chuyện được vận động theo quan điểm chủ quan của nhân vật “tôi” bởi “tôi” là nhân vật trong truyện. Vừa là nhân vật vừa là người dẫn chuyện, người trần thuật có thể dùng một lúc vừa miêu tả hiện thực vừa thể hiện trực tiếp thái độ, suy nghĩ của mình về hiện thực ấy bằng cách lí giải, tổ chức những hoạt động của các nhân vật, sự việc, đi vào phân tích thế giới bên trong của nhân vật kể cả nhân vật tôi bằng cách sử dụng lời văn gián tiếp hai giọng, lời nửa trực tiếp thông qua độc thoại. Nhân vật “tôi” lúc này đứng ngang hàng với các nhân vật khác nên dễ dàng thể hiện tâm tư, tình cảm. Đây là đoạn soi thấu tâm tư của nhân vật tôi: “Nhưng trước mắt, giữa lúc này đây, tôi như người bị cảm lạnh, như vừa làm mất đi cái gì đó, cái gì đó không thể gọi không thể lắng nghe được, nó là linh hồn là sự

thiêng liêng suốt bảy năm qua”. Nhân vật “tôi” đau khổ vì phải nói lời chia

tay Ngân trong khi lòng không muốn và hoàn cảnh cũng còn có thể cứu vãn được. Đó là tâm trạng rất thật của một con người phải dung hòa giữa tình cảm riêng tư với trọng trách cần phải hoàn thành. Người đọc cảm thông với nỗi niềm của nhân vật, hiểu được sự ray rứt, giằng xé trong tâm hồn nhân vật từ đó cũng nhận thấy được bản chất của nhân vật. Đó là một con người bình tĩnh trong xử lí công việc, chân thành trong tình yêu của mình. Trái ngược lại, người đọc cũng có thể nhận ra được sự gian xảo, mưu mô của Tiềm, sự vô tư của Ngân, tình cảm cách đánh giá của nhân vật “tôi” về các nhân vật trong tác phẩm thông qua lời văn gián tiếp hai giọng và sự khéo léo của tác giả trong quá trình liên kết các chi tiết, sự kiện của quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn, khi kể về người chỉ huy trực tiếp của mình, nhân vật tôi đã thể hiện sự kính trọng, yêu thuơng. Mỗi khi cục trưởng xuất hiện là anh thấy nhẹ lòng, những vấn đề

128

còn vướng mắc sẽ được tháo gỡ. Người đọc có thể cảm nhận được sự ngưỡng mộ của anh đối với cục trưởng được thể hiện trong những lời đối thoại của hai người. Qua lời đối thoại của nhân vật, người đọc thấy được một vị lãnh đạo dày dạn trong công việc, thấu hiểu tâm lí cấp dưới, làm việc có tình, có lí:

“Tôi biết anh còn đang yêu cô bé ấy say mê lắm, yêu đến dại dột ngây thơ. Trong trường hợp này lại giao cho anh một vụ án mà đối tượng có liên quan đến người yêu của anh thật nguy hiểm…Dù thế tôi vẫn giao anh tiếp nhiệm vụ

và tiếp tục yêu cô bé Ngân” .

Đôi khi thế giới tâm hồn của nhân vật được khám phá bằng đối thoại. Thế giới bên trong của Ngân được thể hiện thông qua lời đối thoại của cô với Linh: “Nói thật và dễ hiểu hơn là chị rất thương anh ấy. Có lẽ chưa có một người nào chị thương và quí như thế, nhưng giá anh ấy cứ ở xa, xa mãi trên

rừng thì tốt hơn”. Chính trong lời đối thoại, nỗi niềm của Ngân đã được phơi

bày, đó là tình cảm mà cô dành cho nhân vật “tôi” vẫn không hề thay đổi, là những trăn trở của cô về tình yêu của hai người. Điều mà nhân vật tôi luôn băn khoăn cũng đã được giải đáp. Khi xây dựng lời thoại cho nhân vật, đôi lúc nhà văn khéo léo thể hiện quan điểm của mình về vấn đề được đề cập trong truyện. Chẳng hạn trong lời trần thuật về Ngân ta thấy có sự đồng tình của tác giả với nhận xét của nhân vật: “Con người nào cũng thế, trong cái tột

cùng bẩn thỉu cũng có phần còn lại trong sáng”. Hay khi nhân vật tôi đối

thoại với cục trưởng, ta thấy có sự đồng tình của tác giả với nhận xét của cục trưởng về những rối ren, nhũng nhiễu trong những ngày đầu mới giải phóng được thể hiện khéo léo: “… Cứ đầm mình trong sự khao khát đê tiện, sống giữa vũng bùn nhơ nhớp, ta hô đả đảo nó nhưng chính ta lại nhuộm mình

thành hôi thối”. Sự đồng tình giữa tác giả và nhân vật tạo nên cảm xúc, suy tư

129

còn hướng đến độc giả gợi lên những suy nghĩ, đồng cảm với những trăn trở của nhân vật.

Khi người trần thuật vừa là nhân vật vừa là người dẫn chuyện thì người trần thuật có mối quan hệ gắn bó với các nhân vật trong truyện. Điều đó cũng làm cho khoảng cách giữa câu chuyện với tác giả với người đọc được rút ngắn. Khi khoảng cách giữa chủ thể được kể và sự kiện được rút ngắn, lời kể cũng chứa lời nói, hành động của nhân vật đồng thời thể hiện quan điểm của tác giả: “Tôi biết Linh và những anh chị em sinh viên khác trong nhóm công tác của cô đã ăn không trọn bữa, ngủ không tròn giấc hàng tháng nay rồi […]. Giá được phép nói với họ những lời an ủi, nói với gia đình họ những gì họ đã chịu đựng, hi sinh trong những ngày đầu mới giải phóng này có phải

được nhẹ nhõm bao nhiêu không. Nhưng tất cả vẫn phải im lặng”. Lời của

người trần thuật vừa hướng đến nhân vật với sự cảm thông sâu sắc lại vừa hướng đến người đọc, thể hiện suy nghĩ của chủ thể về những khó khăn trong những ngày đầu mới giải phóng. Đôi khi nhà văn nhập vai vào nhân vật, chuyển điểm nhìn sang nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể kể chuyện và sự kiện được kể. Lê Lựu đã mượn lời trực tiếp của nhân vật để thể hiện quan điểm của mình. Cũng có khi tác giả thể hiện quan điểm của mình bằng lời văn nửa trực tiếp một cách khéo léo đan xen trong mạch tự sự của chủ thể xưng “tôi” kể chuyện người khác hòa cùng những đoạn tâm sự trực tiếp của nhân vật “tôi”- người trực tiếp tham gia vào diễn biến của câu chuyện tạo nên những điểm dừng, giúp khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. Người trần thuật đã sử dụng lời văn gián tiếp hai giọng để cùng lúc phản ánh, miêu tả hiện thực vừa thể hiện trực tiếp thái độ, suy nghĩ của mình về hiện thực ấy bằng cách đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật, của chính mình.

Tóm lại với kiểu trần thuật chủ quan hóa trong đó người trần thuật xưng “tôi” vừa là người dẫn chuyện vừa là nhân vật trong truyện tính cá thể hóa tuy

130

không sâu sắc như kiểu xưng tôi tự truyện, nhưng do đứng ngang hàng cùng nhân vật trong truyện nên “tôi” có thể tự do thoải mái khi biểu hiện tâm tư, nguyện vọng đồng thời tạo ra được những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ.

3.4.Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.4.1 Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật kể chuyện hay nhà trữ tình phải có khẩu khí, có giọng và có điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với giọng “trời phú” của mỗi tác giả

nhưng mang nội dung khái quát phù hợp với đối tượng thể hiện” [58; tr 91].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường,

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 128 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)