Sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 27 - 29)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu

Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 trong một gia đình nghèo tại thôn Mẫn Hoà, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Làng quê mà ông sinh ra và lớn lên là một vùng quê nghèo đói, một vùng chiêm trũng ngập lụt. Ông lớn lên giữa lúc miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Người nông dân bước vào công cuộc xây dựng xã hội mới, người cày có ruộng. Ông rời ghế nhà trường bước vào quân đội từ đầu những năm sáu mươi. Chính sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước cộng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đã thôi thúc nhà văn cầm bút ghi lại tất cả những chuyển biến đó. Lúc đầu, ông làm báo ở quân khu III. Tiếp đến là phóng viên báo, công tác tại mặt trận đường dây 559 Trường Sơn thời kỳ chiến tranh. Sau chiến tranh, ông về làm tại toà soạn của

23

tạp chí Văn nghệ quân đội một thời gian dài. Ở đấy, ông không chỉ làm công việc của một biên tập viên mà còn sáng tác.

Từ những trang viết đầu tiên, ông luôn thể hiện sự cần mẫn, nghiêm túc. Để có vị trí trên văn đàn, Lê Lưụ đã trải qua một quá trình khổ luyện. Nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo tầm thường. Ở bất cứ tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ, ông cũng muốn gửi gắm vào một cái gì đó. Ông viết một cách vất vả, chật vật không phải vì thiếu cảm xúc, thiếu tài năng mà quan trọng hơn với ông là phải viết "như thế nào?" Chính vì vậy, ông viết chậm, mỗi ngày chỉ vỏn vẹn vài trang, có khi chỉ mấy mươi dòng. Ngay từ khi còn là một chàng lính trẻ trong hàng ngũ chiến đấu, trước khi trở thành nhà tiểu thuyết, ông đã là một cây bút truyện ngắn. Là một nhà văn – chiến sĩ, trực tiếp đứng trong hàng ngũ của những anh lính bộ đội Cụ Hồ, nếm trải bao nhiêu đắng cay của cuộc chiến tranh, những thử thách, thăng trầm trong cuộc sống cho nên sáng tác của Lê Lựu thường in đậm dấu ấn chiến tranh và chất chứa bao suy tư, trăn trở về tình người, tình đời. Lê Lựu sử dụng khá nhiều vốn liếng thực tế trong những năm làm người lính lăn lộn ở Trường Sơn cũng như vốn hiểu biết về sinh hoạt và phong cảnh làng quê yêu dấu. Nhiều tình huống trong truyện dường như là kỷ niệm của bản thân người viết. Do vậy, tác phẩm của ông để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc có lẽ không phải do nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết như Nguyễn Minh Châu hay các nhà văn đương thời khác mà vì nội dung thấm đẫm tính nhân văn cao đẹp, hiện thực cuộc sống gai góc, tươi mới ngồn ngộn chảy trên trang viết. Quá trình sáng tác của Lê Lựu có thể tạm thời chia làm hai thời kỳ: thời kỳ trước Đổi mới và thời kỳ sau Đổi mới.

Thời kỳ trước Đổi mới, ngay từ năm 1964 khi còn làm báo ở Quân khu, ông trình làng truyện ngắn: Tết làng Mụa, sau đó là hàng loạt truyện ngắn:

Trong làng nhỏ, Người cầm súng, Phía mặt trời, Truyện kể từ đêm

24

tác do Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Tổng cục Chính trị, Hội Nhà văn tổ chức thì Lê Lựu đã là “một cây bút viết văn kì cựu”, một nhà tiểu thuyết có tài. Năm 1972, Lê Lựu đi Trường Sơn và bắt đầu viết Mở rừng (1975), tiểu thuyết tiêu biểu cho đề tài chiến tranh và người lính cách mạng.

Thời kỳ Đổi mới, Lê Lựu bắt đầu ấp ủ và viết những điều tâm huyết nhất, đau đớn nhất, với mong muốn “lấp đầy chỗ khiếm khuyết” mà trong chiến tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc nên văn học chỉ viết về cái hạnh phúc mà không nói đến bi kịch, đau khổ. Tác phẩm đánh dấu sự chuyển đổi tư duy ấy là Thời xa vắng (1986), tiếp đó là những tác phẩm có giá trị như Đại

tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông

(1995), Hai nhà (2003)..., nhiều tác phẩm trong số đó đã được chuyển thể thành phim. Sự thành công ấy được đánh dấu qua việc nhà văn nhận giải Nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1967-1968 với truyện ngắn Người cầm súng; giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1998 với tiểu thuyết Thời xa vắng. Chừng ấy chưa phải là đủ đối với một nhà văn bản lĩnh và tài năng, song nó khảng định kết quả sự sàng lọc của thời gian cũng như của độc giả. Những sáng tác thời kỳ Đổi mới đã thể hiện sâu sắc sự trăn trở, tìm tòi, nỗ lực của ông. Những vấn đề của hiện thực cuộc sống và con người được Lê Lựu khám phá và tái hiện bằng ngòi bút sắc bén với cái nhìn thẳng vào sự thật đầy trách nhiệm.

Có thể nói, trên bốn mươi năm cầm bút với trên 15 tập sách, Lê Lựu đã có tác phẩm đạt đến đỉnh cao như Thời xa vắng. Từ truyện ngắn, ông lấn sân sang tiểu thuyết và cả hai thể loại đều thành công, thế nhưng thành công hơn cả vẫn là tiểu thuyết. Lê Lựu đã cho ra mắt bạn đọc hàng loạt tác phẩm thật sự đã gây được nhiều tiếng vang trong dư luận đồng thời để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí độc giả.

Một phần của tài liệu Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 27 - 29)