5. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Vị trí của tiểu thuyết Lê Lựu trong văn học Việt Nam thời kỳ
25
Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình khổ luyện đòi hỏi ở người cầm bút không chỉ niềm đam mê, tâm huyết mà còn cả tài năng, bản lĩnh thật sự. Có thể nói, cuộc đời cầm bút của Lê Lựu là một cuộc vật lộn căng thẳng với bản thân mình, để vươn lên không ngừng cho ngang tầm với cuộc sống và thời đại. Sự nghiệp sáng tác của ông không nhiều nhưng là một đóng góp lớn cho nền văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Ông tự nhận mình là “loại nhôm
nhoam” nhưng “không viết không chịu được”. Chính sự day dứt ấy đã đưa nhà
văn lên một vị trí xứng đáng trong văn đàn bằng hàng loạt tác phẩm có giá trị. Lê Lựu được xem là cây bút “tiền trạm” của văn học thời kỳ Đổi mới trong đó
Thời xa vắng là tác phẩm có ý nghĩa khởi xướng. Đóng góp của Lê Lựu cho
văn học thời kỳ Đổi mới là không nhỏ về cả số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật, tinh thần nhận thức lại hiện thực cuộc sống. Tiểu thuyết của Lê Lựu là một minh chứng tiêu biểu cho thành tựu của đường lối đổi mới văn nghệ của Đảng, nhất là sau Đại hội VI (1986). Bằng sự gặp gỡ giữa thời đại mới và cảm quan nhạy bén của người nghệ sỹ, với những tìm kiếm chân lý một cách kiên trì, những suy ngẫm, trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn tài năng và tâm huyết, Lê Lựu đã cho ra đời những tác phẩm thành công góp phần làm giàu cho nền văn học thời kỳ Đổi mới ở thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm của ông khi mới ra đời, đã hứng chịu không ít những khen chê (Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội…) nhưng qua thời gian, những tác phẩm ấy đã khảng định được giá trị đích thực.
So với các nhà văn khác như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Châu….thì sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu chưa lớn. Thế nhưng khi ghi nhận những cây viết có sự đóng góp cho nền văn xuôi đương đại nước nhà, chúng ta không thể bỏ qua Lê Lựu. Ông chính là một trong những cây bút có đóng góp quan trọng đối với văn học thời kỳ Đổi mới. Tiểu thuyết của nhà văn đã thể hiện được một phong cách riêng, một tiếng nói riêng. Đó là tiếng nói mới
26
về tinh thần nhận thức lại, lay tỉnh ý thức về sự thật, tinh thần sám hối. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực cùng cảm hứng đời tư thế sự với những lấm lem bi kịch trong Thời xa vắng và các tác phẩm tiếp theo của ông đã góp phần đổi mới tư duy tiểu thuyết lúc bấy giờ. Với các tác phẩm: Thời
xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông , Hai nhà …không những cho
bạn đọc biết đến một nhà tiểu thuyết Lê Lưụ mà đã khẳng định phong cách nghệ thuật, in dấu đậm nét tên tuổi nhà văn trong quá trình vận động và đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
27
Chƣơng 2
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 2.1. Nhân vật văn học và nhân vật tiểu thuyết
Nhân vật văn học là một hình tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Nghiên cứu về nhân vật, thực chất là tìm hiểu xem tác giả nhìn nhận con người như thế nào và chuyển tải hình tượng đó trong tác phẩm của mình ra sao? Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan, thế giới hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Do đó, trong tác phẩm văn học, nhân vật luôn đóng một vai trò quan trọng, trở thành phương tiện chuyên chở thông điệp của nhà văn, của tác phẩm đến người đọc.
Vậy nhân vật là gì? “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định ”[58, tr. 126]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật (character) là: “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng… không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm” ”[58 tr.236].
Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hay chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của
28
con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó có thể là nhân vật Dế Mèn, võ sĩ Bọ Ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, bông hoa trong thơ Bác…Cũng có khi không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm; chẳng hạn: nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình, hay thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhốp.
Với thể loại tiểu thuyết nhân vật là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn lí giải tất cả các vấn đề của đời sống xã hội. Nhân vật tiểu thuyết có thể là sự hoá thân, là hình bóng của chính tác giả như trong tiểu thuyết lãng mạn, cũng có thể được xây dựng từ những khuôn mẫu của đời sống kết hợp với những năng lực tổng hợp và sáng tạo của nhà văn như trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn nhân của bối cảnh xã hội, cũng có thể được coi là chủ nhân của lịch sử đủ khả năng làm chủ vận mệnh của mình. Tiểu thuyết là thể loại lớn đủ sức “nghiên cứu ngay chính sự tồn tại của con người” (Kunđêra). Và như vậy, nhà tiểu thuyết luôn nhìn nhận và đánh giá hiện thực thông qua tâm điểm nhân vật và mọi nỗ lực sáng tạo đều nhằm hướng tới mục đích là xây dựng được những nhân vật có cá tính độc đáo và đặc sắc. Do khuôn khổ rộng lớn của tác phẩm với sự bao la vô tận của không - thời gian, nhân vật tiểu thuyết được khai thác một cách toàn diện, tỷ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Các nhà tiểu thuyết không gò ép nhân vật của mình vào những khuôn khổ chật hẹp với một tiết tấu hành động nhanh mà luôn giữ nhịp độ bình thường như chính bản thân nhịp điệu của cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó mà, hơn hẳn các thể loại khác, nhân vật trong tiểu thuyết sống một quãng đời tương đối dài với sự mô tả hết sức cụ thể, tỷ mỷ đến từng chi tiết trong những đoạn đường đời, những bước đi của số phận (Những
29
L.Tônxtôi, Sông Đông êm đềm – Sôlôkhốp, Hồng lâu mộng – Tào Tuyết Cần, Thời xa vắng – Lê Lựu…là những trường hợp tiêu biểu).
Khi tìm hiểu về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Lựu chúng ta nhận thấy, nhân vật trong tiểu thuyết của ông không còn mang tính sử thi mà mang tính thế sự, đời tư nhiều hơn. Thế giới nhân vật không ám ảnh như trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, không mơ hồ kì ảo như Châu Diên…Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu được khám phá và phát hiện trong sự phức tạp, đa chiều nó phản ánh một hiện thực xã hội, mang một suy nghĩ triết lý sâu sắc về con người. Tìm hiểu các tác phẩm tiểu thuyết của Lê Lựu
như Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà…chúng tôi
nhận thấy thế giới nhân vật trong sáng tác của ông có những nét tính cách, hành động, tâm lý, số phận …hiện lên sinh động, chân thực. Mỗi nhân vật là một mảnh đời riêng góp vào bức tranh chung phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong một số tiểu thuyết Lê Lựu còn cho phép chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt trong các giai đoạn sáng tác của Lê Lựu. Các tiểu thuyết mà chúng tôi lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu thuộc giai đoạn sau trong sáng tác của nhà văn, mang hơi thở của thời hậu chiến. Trong đó, thế giới nhân vật được tập trung khai thác là những người trí thức có tài, có tâm nhưng có cuộc sống bế tắc, đầy bi kịch, là những con người bị hoàn cảnh xô đẩy trở nên tha hóa, những nhân vật nhận thức cứng nhắc, máy móc không phù hợp với hiện thực cuộc sống đang diễn ra….Mỗi kiểu nhân vật ấy cho ta một cái nhìn sâu sắc về sự tác động, thay đổi của lịch sử xã hội đối với con người.
Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu chúng tôi tiếp cận từ hai vấn đề đó là các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua việc phân chia các kiểu nhân vật, chúng tôi muốn làm rõ bức tranh hiện thực đời sống mà nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc. Còn nghệ thuật xây
30
dựng nhân vật cho phép chúng ta đánh giá sự đổi mới, sáng tạo và vị trí của nhà văn trong dòng văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới.