5. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam trước và sau thời kỳ
Nền văn học Việt Nam ra đời và phát triển trong dòng chảy của thời gian. Nó không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà còn giúp cho người đọc trong mọi thời đại hiểu được những đặc điểm riêng của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn. Cảm hứng bi kịch từng xuất hiện trong những tác phẩm văn học dân gian rồi tiếp đến các tác phẩm của nền văn học viết. Vì vậy, nói đến bi kịch của con người được phản ánh trong văn học "trước thời kỳ Đổi mới" là nói đến một chặng đường dài mà tác phẩm đầu tiên gắn liền với bi kịch chính là Truyền thuyết An Dương Vương Mỵ Châu -
Trọng Thủy, đó là bi kịch mang tính thời đại - lịch sử. Văn học Việt Nam bắt
đầu chú ý đến bi kịch cá nhân có lẽ là qua tác phẩmTrương Chi - Mỵ Nương
và tác phẩm Quan Âm Thị Kính… Bi kịch trong hai tác phẩm này chính là mối xung đột giữa khát vọng chính đáng riêng tư của con người và khả năng không thể thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống.
31
Cảm hứng bi kịch được tiếp nối trong nền văn học viết. Nó trở thành trào lưu với hàng loạt tác phẩm đề cập đến số phận cá nhân, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ phải chịu mọi đau đớn trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ như thi hào Nguyễn Du từng nói:"Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh
cũng là lời chung”. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, xuất
hiện dồn dập những tiếng kêu bi thương đầy xót xa, đau đớn trong hàng loạt tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn,
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn
Du...Có thể nói, bi kịch chính là cảm hứng chủ đạo của nền văn học giai đoạn này vì xã hội lúc bấy giờ có nhiều biến động dữ dội. Giai cấp phong kiến ra sức vơ vét bòn rút của cải, tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến liên miên khiến cho cuộc sống của người dân lao đao mà người chịu nhiều đau khổ nhất không ai khác chính là chị em phụ nữ.
Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, vẫn tiếp tục tồn tại trong văn học cảm hứng bi kịch. Chúng ta bắt gặp trên từng trang viết nỗi cô đơn, sự day dứt, đau khổ của con người cá nhân mà tác phẩm đầu tiên thể hiện cảm hứng bi kịch giai đoạn này chính là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Đặc biệt, tiểu thuyếtTố Tâmcủa Hoàng Ngọc Phách đã khắc hoạ đậm nét cảm hứng này. Có thể nóihai tiểu thuyết trên là những trang viết thấm đẫm nước mắt bởi nhân vật chính đã ý thức sâu sắc về nỗi đau khổ của mình. Nhân vật thật sự bị giằng xé, đau đớn trong đời sống nội tâm. Cái chết của nhân vật để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tiếp nối nguồn cảm hứng ấy, Nam Cao - một nhà văn hiện thực đã khái quát bi kịch qua hàng loạt những hình tượng sống động. Với tác phẩm Chí Phèo, chúng ta thấy tấn bi kịch về sự tha hoá, bi kịch không được quyền làm người của anh Chí. Ta còn bắt gặp bi kịch "sống mòn", bi kịch "sống không ra sống" của Hộ trong
32
giải quyết được giữa con người và hoàn cảnh, giữa cá nhân và xã hội.
Văn học giai đoạn từ 1945 đến trước thời kỳ Đổi mới với nhiệm vụ động viên cổ vũ nên được viết hoàn toàn bởi chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng bi kịch hầu như không xuất hiện, không được khơi nguồn. Nó hoàn toàn bị chặn đứng dù thực tế cuộc sống khắc nghiệt lúc bấy giờ không thiếu gì cái bi. Trong giai đoạn lịch sử ấy, điều cần thiết là niềm vui, niềm tin, niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Với cảm hứng ngợi ca, nhà văn thường xây dựng những mẫu người, những hình tượng ước lệ về một vẻ đẹp toàn diện. Chúng ta bắt gặp một loạt nhân vật như vậy trong hầu hết các tác phẩm: Chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức), anh Núp (Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi), Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam- Tố Hữu). ..
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước với phương châm: "Nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" của Đại hội Đảng lần VI
(1986) đã thực sự khơi nguồn cho dòng chảy về "cảm hứng bi kịch" đang bị chặn lại trong chiến tranh. Với cảm hứng bi kịch, các nhà văn đã dò thật sâu vào bên trong đời sống tâm hồn và tình cảm của con người. Phản ánh sự thật mà không hề né tránh dù đó là sự thật khốc liệt nhất. Viết về chiến tranh, chúng ta không chỉ thấy những hào quang lấp lánh nữa mà còn thấy cả những tổn thất, mất mát, đau thương. Con người có thể mất đi một phần hoặc mất tất cả: gia đình, bạn bè, người thân, mất cuộc sống bình thường; mất quyền "làm người", mất đi một phần thân thể hay cả chính phần người trong con người mình...khiến cho con người rơi vào chuỗi đau đớn đến tuyệt vọng đầy bi kịch. Điều này được thể hiện trong một loạt tác phẩm như: Truyền thuyết về quán tiên (Xuân Thiều),Bến không chồng (Dương Hướng), Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu),Chim én bay (Nguyễn Trí Huân)…Viết về chiến tranh ở giai đoạn này, không chỉ có bi kịch của sự mất mát mà các nhà văn thời kỳ Đổi mới còn
33
khắc hoạ tấn bi kịch lạc lõng của người lính sau cuộc chiến. Có lẽ sống quen trong hoàn cảnh "bất bình thường" nên giờ đây, khi quay về với cuộc sống bình thường, những người lính cảm thấy lạc lõng. Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),
Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy)...là những tác phẩm thể hiện đậm
nét tấn bi kịch lạc lõng ấy.
Viết về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, văn học thời kỳ Đổi mới với tinh thần dân chủ đã mạnh dạn đề cập đến những thân phận, những cuộc đời mà hoàn cảnh và môi trường sống không thuận lợi tạo nên bi kịch.
Ngoại tình (Nguyễn Mạnh Tuấn), Đi về nơi hoang dã (Nhật Tuấn), Bước
qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn
Khắc Trường)...là những tác phẩm tiêu biểu phản ánh những tấn bi kịch như vậy. Không chỉ dừng lại mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, văn học thời kỳ Đổi mới còn khám phá bi kịch trong mối quan hệ giữa con người với con người ở những cung bậc khác nhau. Đó có thể là bi kịch vỡ mộng trong tác phẩm: Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh, Con chó và vụ li hôn của Dạ Ngân... Cũng có thể là bi kịch bị xâm hại trong chùm truyện ngắn mang đậm chất huyền thoại Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp, truyện
ngắn Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ... hay bi kịch đánh mất
mình trong tác phẩm: Bất hạnh của tài hoa (Đặng Thư Cưu),Bi kịch nhỏ (Lê Minh Khuê)...
Như vậy, với cảm hứng bi kịch, hiện thực trong các tác phẩm văn xuôi thời kỳ Đổi mới hiện ra không phải là hiện thực một chiều của sự ca ngợi hoặc phê phán mà đấy là hiện thực bộn bề, ngổn ngang phức tạp không thể giải quyết. Con người luôn là đối tượng trung tâm của mọi ngành khoa học và nghệ thuật. Lấy con người làm đối tượng khám phá vô tận, văn học thời kỳ Đổi mới đã đặt con người trong "tổng hoà các mối quan hệ xã hội" thay thế cho
34
con người "nguyên phiến", con người "sử thi ". Giờ đây, con người được nhận thức và khám phá "như một thế giới riêng phong phú, phức tạp với số phận riêng và trong mối quan hệ cũng hết sức phong phú, phức tạp của nó với toàn bộ xã hội, trở thành mối quan tâm hàng đầu của những sáng tác" [17].
Tiểu thuyết với khả năng riêng đã phản ánh "con người" một cách sâu sắc và nhiều chiều. Khám phá về con người trở thành vấn đề cốt tử của các nhà tiểu thuyết trong đó có Lê Lựu. Có thể nhận thấy qua những trang viết của các nhà tiểu thuyết lúc bấy giờ, con người được nhận thức khá đầy đủ. Bakhtin - nhà lý luận văn học Xô Viết - giúp chúng ta có được nhận thức sâu sắc về con người: "Một trong những đề tài cơ bản có tính nội tại của tiểu thuyết chính là đề tài nhân vật không tương hợp với số phận và vị thế của nó. Con người hoặc cao lớn hơn thân phận mình, hoặc bé nhỏ hơn nhân tính của mình. Con người không thể hoá thân đến cùng vào cái thân xác xã hội - lịch sử hiện hữu" [8, tr.287]. Khi nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết Đôtxtôiepxki, Bakhtin cũng chỉ ra rằng:"Con người không bao giờ trùng hợp với bản thân mình. Theo tư tưởng nghệ thuật của Đôtxtôiepxki, sự sống đích thực của cái bản ngã diễn ra dường như chính cái điểm con người không trùng hợp với bản thân con người ấy; Ở cái điểm con người vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó như một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem"[8, tr.261]. Bakhtin cũng nhấn mạnh "Nếu cái cuống nhau nối liền nhân vật với người sáng tạo nó không được cắt đứt đi thì trước chúng ta không phải là một tác phẩm mà là một tư liệu cá nhân"[8, tr. 246].
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của Bakhtin là quan niệm có tính chất cách mạng to lớn. Lấy quan điểm sâu sắc ấy để soi chiếu vào tác phẩm của Lê Lựu như: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông,
Hai nhà…chúng ta thấy rất rõ cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán đã dần
35
ca cổ vũ, các nhà văn giai đoạn trước thời kỳ Đổi mới đã sáng tạo ra những hình ảnh về con người mang những phẩm chất đẹp đẽ, mang khát vọng lý tưởng của giai cấp, thời đại, dân tộc. Thế nhưng, khi cảm hứng ngợi ca nhạt dần, cảm hứng bi kịch, phê phán thay thế thì ánh hào quang của quá khứ oai hùng không còn lấp lánh nữa mà con người hiện lên gần với đời thường hơn và chất chứa mọi " hỷ - nộ - ái - ố" của cuộc đời. Do vậy, nếu cảm hứng sử thi lãng mạn của nền tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới mang đến cho chúng ta những nhân vật chói loà ánh hào quang thì với luồng gió mới, nhân vật giờ đây đã hiện lên "như nó vốn có". Đấy là những "con người đơn nhất, riêng biệt không giống ai" [114]. Đều đặn trên những trang viết của mình, Lê Lựu đã nhìn nhận lại hiện thực. Hơn thế nữa, để có một "nhà tiểu thuyết Lê Lựu" giữa trăm ngàn cái tên tuổi khác chính là nhờ sự nhạy bén của nhà văn trong việc cảm nhận và mạnh dạn trả lại cho văn học "thiên chức" v ố n có . Bi kịch ư?. Đấy là điều không thể nào xuất hiện trong văn học giai đoạn trước đó. Đấy dường như là một điều tối kỵ cho người cầm bút lúc bấy giờ. Phải viết làm sao, viết như thế nào để cổ vũ, động viên quần chúng. Đấy là nhiệm vụ "bất khả kháng". Giờ đây, tiếng bom đã ngừng hẳn. Mọi người bắt đầu phải hoà nhịp vào cuộc sống mới và đó quả là điều không giản đơn đối với những người mặc áo lính một thời trong nhịp sống hối hả. Điều này được Nguyễn Khải nhận định "Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hoà bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong" [82, tr. 56]. Có những sóng ngầm gió xoáy từ ký ức chiến tranh hiện về không dễ nguôi quên, có những sóng ngầm lại xuất phát từ quan niệm sống của một thời không dễ thay đổi. Gió xoáy sóng ngầm bởi không dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới. Và cũng có thể là sóng ngầm bởi cuộc sống mới đã hoàn toàn làm thay đổi con người, làm con người biến chất, tha hoá...Tất cả những điều ấy đã tạo nên cảm hứng bi kịch trong những sáng tác của Lê Lựu.
36
Đi sâu tìm hiểu, chúng ta nhận thấy trong các tác phẩm của ông thường xuất hiện bốn loại nhân vật phải gánh chịu bi kịch: bi kịch của nhân vật do hoàn cảnh mang lại, do chính mình tạo nên,do nhận thức, quan niệm duy ý chí và bi kịch của nhân vật với lối sống thực dụng, ích kỷ, biến chất, tha hóa.