Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 (Trang 62 - 65)

1.3.1.Phân tích các nhĩm yếu tố thuộc mơi trường bên ngồ

1.3.2.5. Sản phẩm thay thế

Thời đại kỹ thuật số đã thay đổi tận gốc ngành nhiếp ảnh tồn cầu. Sự thay đổi này đã đưa rất nhiều các tập đồn kinh doanh từ lĩnh vực khơng dính dáng gì đến ngành nhiếp ảnh đã gia nhập vào việc kinh doanh, chẳng hạn hãng sản xuất máy vi tính Dell đã sản xuất máy chụp ảnh kỹ thuật số. Sau đĩ, các hãng sản xuất máy điện thoại di động đã vào cuộc và cho ra

đời các đời máy điện thoại di động cĩ chức năng chụp ảnh. Nổi lên trong những cơng ty điện thọai di động sản xuất máy điện thọai di động cĩ chức năng chụp ảnh là Nokia, Samsung, LG. Khi những chỉ số thống kê về lượng máy ảnh kỹ thuật số và máy minilab kỹ thuật số được tiêu thụ trên thị trường tăng vọt trong một số năm gần đây thì những sản phẩm ngành nhiếp ảnh truyền thống đang tiêu thụ giảm đi và cĩ thể bị loại bỏ hồn tồn. Ngành nhiếp ảnh tồn cầu đang đứng trước một bước ngoặt trong con đường phát triển của mình: Các sản phẩm chuyển sang dạng kỹ thuật số.

Máy chụp ảnh kỹ thuật số cĩ độ phân giải thấp ngày càng bị thay thế bởi các máy điện thoại di động cĩ chức năng chụp ảnh (đến tháng 9/2007, Samsung đã tung ra máy điện thọai di động cĩ chức năng chụp ảnh đạt 10 triệu điểm ảnh-10 megapixels)[111]. Người tiêu dùng tại một số nước, thay vì in ảnh tại các minilab, họ đã in ảnh tại nhà bằng máy in phun màu hoặc họ in ảnh tại các ki-ốt (kiosque) đặt sẵn tại sân bay, bến tàu, ngân hàng, trạm chờ xe buýt. Cơng ty sản xuất máy in cũng đã phát triển các máy in khơng cần phải dùng máy vi tính mới in được mà chỉ cần cắm thẻ nhớ của máy điện thoại di động hay máy chụp ảnh kỹ thuật số là cĩ thể điều chỉnh ảnh và in dễ dàng trên giấy ảnh màu (colour injet paper). Các loại máy in này của cơng ty Canon, Epson của Nhật Bản. Các sản phẩm điện thoại di động cĩ chức năng chụp ảnh kỹ thuật số cĩ độ phân giải ngày càng cao đang chiếm mất thị phần của máy chụp ảnh kỹ thuật số cĩ độ phân giải dưới 6 triệu điểm ảnh hiện nay (6 megapixels), và phương cách in ảnh khơng truyền thống khác đang là thách thức đối với ngành nhiếp ảnh tại mỗi quốc gia và tồn cầu.

Qua những phân tích trong nhĩm yếu tố mơi trường nội bộ ngành nhiếp ảnh, chúng ta nhận thấy ngành nhiếp ảnh tại mỗi quốc gia đang chịu nhiều áp lực từ chính trong ngành như là áp lực từ phía khách hàng, áp lực cạnh tranh giữa giới thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, giữa các minilab, các nhà cung cấp ngành nhiếp ảnh và các sản phẩm thay thế sản phẩm nhiếp ảnh truyền thống và cả hiện đại. Các nhĩm yếu tố bên ngồi và nhĩm yếu tố bên trong là những yếu tố ảnh hưởng đến ngành nhiếp ảnh của mỗi quốc gia, tồn cầu. Nhĩm yếu tố bên trong đang ngày đĩng vai trị quan trọng hơn hẳn nhĩm yếu tố bên ngịai vì xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia đều phải mở cửa hội nhập. Sân chơi tồn cầu là cuộc cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp, những ảnh hưởng của nhĩm yếu tố bên ngịai khơng thực sự rõ ràng và khơng phải doanh nghiệp nào cũng nhận ra. Những phân tích trên giúp chúng ta lấy làm cơ sở khi phân tích hoạt động của ngành nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay để tìm ra những giải pháp phát triển ngành này trong tương lai. Để phân tích định lượng các yếu tố bên trong, người ta dùng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (internal factor evaluation – IFE). Ý nghĩa của ma trận đánh giá các yếu bên trong trong ngành nhiếp ảnh là cùng với ma trận đánh giá các yếu tố bên ngịai, ma trận đánh giá ảnh hưởng cạnh tranh giúp phân tích SWOT để lựa chọn chiến lược phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam (xem chương 2).

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NHIẾP ẢNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)