MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 (Trang 139 - 141)

NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

3.1. CĂN CỨ PHÁT TRIỂN NGÀNH NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 NAM ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Dự báo thị trường quốc tế và trong nước

3.1.1.1. Dự báo thị trường quốc tế

Theo các chuyên gia của Konica Minolta, Fujifilm và Kodak, thị trường ngành nhiếp ảnh thế giới đang trải qua những biến động lớn bởi nguyên nhân căn bản là sự phổ biến của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Yếu tố cơng nghệ đang thay đổi cách thức kinh doanh của các đối tượng tham gia ngành nhiếp ảnh trên tồn cầu. Cơng ty Konica Minolta đã rút hẳn khỏi thị trường trong khi nhiều doanh nghiệp khác đang chịu đựng những khoản lỗ khổng lồ. Cơng ty Konica Minolta bán một số nhà máy lớn nhất sản xuất giấy ảnh cho cơng ty Nippon Printing và các nhà máy sản xuất máy ảnh kỹ thuật số cho cơng ty Sony; đồng thời cơng ty Konica Minolta cũng giải thể các nhà máy sản xuất phim ảnh của mình tại nước ngồi, giải tán bộ phận kinh doanh ngành nhiếp ảnh mà họ gầy dựng đã trên 130 năm. Trường hợp cơng ty Sony tham gia thị trường ngành nhiếp ảnh với những sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số loại nhỏ dành cho người chơi ảnh khơng chuyên, sau khi mua nhà máy và cơng nghệ của cơng ty Konica Minolta, Sony đã đầu tư vào loại máy chụp ảnh dùng cho thợ nhiếp ảnh chuyên nghiệp (SLR camera) nhưng Sony khơng bán được nhiều loại này và phải chịu khoản lỗ rất lớn. Xét về sản xuất và kinh doanh sản phẩm ngành nhiếp ảnh của một quốc gia, Nhật Bản đang là trung tâm của những thay đổi cơng nghệ và họ đang dẫn đầu thị trường tồn cầu, họ đã cĩ những điều chỉnh cụ thể trong

việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm ngành nhiếp ảnh như là máy chụp ảnh kỹ thuật số. Từ việc chỉ sản xuất trong nước, họ đã đầu tư nhà máy sản xuất tại nước ngồi và nhập khẩu sản phẩm này để bán đi nước khác và tiêu thụ nội địa, Nhật Bản trên thực tế đã và đang chuyển nhiều nhà máy sản xuất ra nước ngồi. Ngồi ra, các máy ảnh kỹ thuật số cĩ độ phân giải trên 8 megapixels đã được sản xuất nhiều hơn trong năm 2006 trong khi năm 2005 vẫn chưa sản xuất.

Bảng 3.1.Thống kê sản xuất và tiêu thụ máy chụp ảnh kỹ thuật số của Nhật Bản

Nguồn: Hiệp Hội Sản Xuất Máy Chụp Ảnh & Sản Phẩm Nhiếp Ảnh Nhật Bản [113]

Đơn vị: chiếc

Sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm máy chụp ảnh kỹ thuật số cĩ độ phân giải dưới 6 megapixels ngày một ít đi, thị trường cĩ khuynh hướng tăng tiêu thụ những sản phẩm máy chụp ảnh kỹ thuật số cĩ độ phân giải cao hơn 6 megapixels. Thị trường xuất khẩu của Nhật Bản cũng đang cĩ những thay đổi mạnh (xem bảng 3.2). Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Sản Xuất Máy Chụp Ảnh và Sản Phẩm Nhiếp Ảnh Nhật Bản (CIPA), Nhật Bản dựa chủ yếu vào các thị trường Châu Âu (năm 2005: 23.647.099 chiếc) và Bắc Mỹ (năm 2005: 19.534.432 chiếc), nhưng đến năm 2006 thì xuất khẩu của nước này sang thị trường các nước Châu Á tăng vọt đạt đến trên

12,5 triệu chiếc. Tuy nhiên, các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là những thị trường quan trọng cho xuất khẩu máy chụp ảnh kỹ thuật số của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)