Yêu cầu của phương thức đào tạotheo tín chỉ

Một phần của tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viên học viện ngân hàng (Trang 36 - 37)

Đào tạo theo học chế tín chỉ là đào tạo theo triết lý tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo, cho phép khai thác tối đa tiềm năng, tính sáng tạo và chủ động của người học trong quá trình tiếp nhận kiến thức thay vì thụ động chấp nhận thông tin được truyền đạt từ người thầy. Chủ trương chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ đã được thể hiện trong “Chương trình hành động của Chính phủ” theo tinh thần nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ hợp thứ VI, được cụ thể hóa trong Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010: “… Xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta, vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ với lộ trình và bước đi hợp lý” [2] . Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo tín chỉ số 43/2007/QĐ-BDG-ĐT nhằm thống nhất quy trình và các chuẩn mực kỹ thuật cho đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cơ chế này giúp thay đổi hẳn tư duy tổ chức dạy và học theo hướng thực tế, chất lượng hơn.

Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, người học phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành “người đàm phán” tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học tập, với các thành viên trong nhóm và với người dạy. Kiến thức thường được xác định lại khi sinh viên khám phá nhiều hơn về nó và trong khi xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình, sinh viên có thể nhận ra rằng các chiến lược học tập trước đó của họ có thể không còn phù họp nữa và có thể bị thay thế bằng các chiến lược học tập mới phù hợp hơn.

Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có một số vai trò, trong đó hai vai trò nổi bật nhất là “người toàn trí” và “người quyết định mọi hoạt động dạy - học trong lớp học”. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hai vai trò đã nêu ở trên ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì. Tuy nhiên, người dạy phải đảm nhiệm thêm ít nhất ba vai trò nữa; đó là cố vấn cho quá trình học tập; người tham gia vào quá trình học tập; và người học và nhà nghiên cứu.

Với phương châm giáo dục mới, thực học, thực nghiệm giảng viên và sinh viên thay bằng việc sử dụng thời gian trên lớp học là thời gian tự nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu giảng dậy và học tập của mình. Họ thường xuyên phải tìm đến thư viện

27

khai thác NLTT, tìm kiếm tài liệu đáp ứng yêu cầu đặt ra của môn học. Vì vậy mỗi thư viện phải bổ sung NLTT đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, NCKH của NDT.

Đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ đã làm thay đổi căn bản toàn diện về NCT của NDT. NDT phải chủ động tìm tài liệu với thái độ tích cực để đạt chuẩn đầu ra của từng môn học, từng chuyên đề cho mỗi tín chỉ học tập của sinh viên. Giảng viên với vai trò hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học tập, và họ còn cần tài liệu cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy tích cực của mình. Từ những thay đổi về NCT của NDT đặt ra yêu cầu đổi mới NLTT về mọi mặt: nội dung tài liệu phải cập nhật hơn; loại hình tài liệu phong phú hơn, nhiều bản tài liệu hơn, phương thức tổ chức phục vụ hướng đến NDT cá nhân và nhóm hơn, khai thác NLTT đặt ra hướng mới là phát triển các tài liệu điện tử phục vụ cho việc một lượng sinh viên lớn có thể tìm kiếm một tên tài liệu. Đổi mới phương thức đào tạo là đổi mới toàn diện từ phương thức học, dạy và phương thức phục vụ thông tin, NLTT của mỗi cơ quan TT-TV.

Một phần của tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viên học viện ngân hàng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)