Đánh giá NLTT tại Trung tâm TT-TV HVNH nhằm mục đích tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để hoàn thiện NLTT. Việc đánh giá căn cứ theo những nghiên cứu trên thế giới nêu ở mục 1.1.4 chương 1 và tiêu chí 9.1 về kiểm định chất lượng giáo dục đại học, tác giả đánh giá NLTT tại Trung tâm theo các tiêu chí cụ thể được tiếp cận trên các cơ sở sau:
*Tiêu chí đánh giá NLTT trên cơ sở lấy người dùng tin làm trung tâm
+ Khả năng tìm kiếm tới NLTT: Trung tâm TT-TV HVNH sớm ứng dụng tin học vào các hoạt động giúp cho mọi rào cản giữa NDT với NLTT của thư viện bị phá vỡ, NDT có thể tiếp cận đến NLTT ở khắp mọi nơi, trong bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, Trung tâm luôn quảng bá NLTT của mình bằng cả các công cụ tra tìm thông tin truyền thống và hiện đại. Sau khi phát phiếu khảo sát để thăm dò ý kiến
62
trực tiếp tại Trung tâm và thông qua mạng xã hội tương tác qua câu hỏi 11, Phụ lục 2 thể hiện trên biểu đồ:
Biểu đồ 2.7: Đánh giá khả năng tìm kiếm NLTT của NDT
Theo số liệu của biểu đồ 2.7 có thể thấy đa số NDT tiếp cận tốt tới NLTT của Trung tâm. Tỷ lệ đánh giá tốt và rất tốt khá cao đối với các phương thức truy cập: trực tiếp tại Trung tâm, thông qua cổng thông tin và các trang mạng xã hội tương tác. Tuy nhiên module OPAC - một phần quan trọng nhất hướng NDT tiếp cận sâu tới NLTT lại chưa được NDT đánh giá cao về khả năng tìm kiếm tài liệu. Có 2 nguyên nhân NDT chưa tìm kiếm được thông tin qua module OPAC. Một là vì module này hoạt động không ổn định, dễ gây nhiễu tin, sót tin. Hai là vì có nhiều NDT chưa biết đến hoặc chưa có thói quen sử dụng công cụ này để tìm kiếm tài liệu thư viện. Vì vậy, trong thời gian tới Trung tâm cần nâng cấp phần mềm, đặc biệt là module OPAC giúp NDT tìm kiếm thông tin dễ dàng và đó cũng là cách giới thiệu NLTT đến với NDT không chỉ tại HVNH đồng thời tăng cường quảng bá đến NDT, hướng dẫn NDT tìm kiếm tài liệu thư viện thông qua module OPAC.
+ Sự hài lòng của NDT về chất lượng nguồn lực thông tin: Thông qua phát phiếu khảo sát thăm dò ý kiến của NDT, kết quả đánh giá được thể hiện qua nội dung câu hỏi 8 phụ lục 2. Từ số liệu tổng hợp, kết quá đánh giá được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm trên biểu đồ:
63
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của NDT về NLTT tại Trung tâm
Chất lượng NLTT của Trung tâm được NDT đánh giá theo Biểu đồ 2.8:
Khả năng đáp ứng NCT về nội dung tài liệu: có 20.82% số người được hỏi
đánh giá NLTT của Trung tâm đã đáp ứng rất tốt NCT của họ, 57.55% số người được hỏi đánh giá tốt và 21.63% người được hỏi đánh giá NLTT chưa đáp ứng NCT của họ. Nghĩa là NLTT hiện có tại Trung tâm về cơ bản được đánh giá phù hợp và đáp ứng tốt NCT của đa số NDT. Tuy nhiên để ngày càng thỏa mãn tốt hơn NCT của NDT, Trung tâm cần nghiên cứu và dự báo sâu, rộng hơn về nội dung NLTT mà NDT thường xuyên sử dụng, từ đó lập kế hoạch bổ sung phù hợp hơn.
Mức độ cập nhật của tài liệu: có 19.39% và 47,5% số NDT được hỏi đánh
giá NLTT của Trung tâm có mức độ cập nhật tốt, tương đối tốt và có 28.98% số người được hỏi đánh giá NLTT không cập nhật. Căn cứ vào số liệu đánh giá trên có thể thấy mức độ cập nhật của tài liệu của Trung tâm khá tốt, tuy nhiên Trung tâm cần bổ sung nhiều tài liệu mới hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của NDT. Vì chưa có chính sách bổ sung cho các năm, nên nửa đầu năm 2014 Trung tâm mới chỉ bổ sung được một lượng tài liệu rất nhỏ khoảng 1000 tên, chủ
64
yếu từ nguồn lưu chiểu, biếu tặng, nguồn mua chiếm một con số quá ít với chỉ 20 tên tài liệu.
Mức độ đáp ứng về số bản tài liệu: có 9.80% số NDT được hỏi đánh giá ở
mức rất tốt, 55.51% đánh giá tương đối tốt và 34.69% đánh giá số bản tài liệu chưa đáp ứng NCT của họ. Số liệu cho thấy có hơn 1/3 số NDT được hỏi chưa hài lòng về số lượng bản tài liệu. Như vậy, Trung tâm cần đề xuất với Ban Giám đốc HVNH cho phép bổ sung thêm số bản tài liệu, đặc biệt những tài liệu phục vụ các chuyên ngành đào tạo của Học viện nhằm đáp ứng tốt hơn NCT của NDT.
+ Tỉ lệ tài liệu được mượn (tần suất sử dụng tài liệu)
Theo báo cáo thống kê kiểm định về lượt NDT (Bảng 2.7) của Trung tâm, những năm học gần đây số lượt NDT và số lượt tài liệu được mượn có xu hướng tăng. Do sự đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín của Học viện nên lượng sinh viên và giảng viên tham khảo tài liệu tăng nhanh so với trước đây. Thêm vào đó, từ năm 2013 Trung tâm cung cấp thêm dịch vụ mượn về nhà nên lượt mượn tài liệu tăng lên đáng kể. Mặt khác, những năm gần đây lượng tài liệu được bổ sung mới cho Trung tâm cũng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục của Học viện và thỏa mãn tốt hơn NCT đa dạng của NDT.
Bảng 2.7: Số lượt phục vụ NDT từ năm 2008 - 2014
Năm học Lƣợt NDT Số lƣợt tài liệu
2008-2009 77,500 160,209 2009-2010 77,500 180,000 2010-2011 90,500 204,209 2011-2012 103,000 220,610 2012-2013 115,750 254,502 2013-2014 128,250 295,000
Nguồn: Trung tâm TT-TV [47] Vòng quay của tài liệu nói lên tần suất tài liệu được sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Vòng quay của tài liệu càng lớn, NLTT được sử dụng càng
65
nhiều, nghĩa là NLTT phù hợp với NCT của NDT. Từ công thức số 01 (mục 1.1.4 chương 1) ta tính được vòng quay của tài liệu trong một năm là bao nhiêu ví dụ năm học 2013-2014 vòng quay của tài liệu được tính:
Kết quả cho thấy mỗi đơn vị tài liệu trong năm học 2013- 2014 được mượn hơn 4.2 lần. Tương tự tính được vòng quay của tài liệu trong các năm học như sau:
Bảng 2.8: Thống kê vòng quay của tài liệu
Năm học Lƣợt tài liệu Tổng số bản tài liệu Vòng quay tài liệu
2008-2009 160,209 50,886 3.15 2009-2010 180,000 55,803 3.23 2010-2011 204,209 59,630 3.42 2011-2012 220,610 62,475 3.53 2012-2013 254,502 67,267 3.78 2013-2014 295,000 70,625 4.18
Nguồn: Trung tâm TT-TV [47]
Biểu đồ 2.9: Vòng quay của tài liệu
Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.8 và Biểu đồ 2.9 tác giả thấy rằng vòng quay của tài liệu tại Trung tâm rất cao và tăng dần theo các năm nghĩa là tần suất sử dụng tài liệu rất lớn, hiệu quả sử NLTT tốt. Năm học 2013-2014 tần suất sử dụng tài liệu
66
đạt mức cao do Trung tâm thực hiện chính sách cho mượn tài liệu về nhà nên lượng tài liệu được mượn tăng nhanh.
* Tiêu chí đánh giá lấy nguồn lực thông tin là trung tâm: phương pháp đánh
giá này sẽ giúp kiểm tra về quy mô, nội dung, mức độ cập nhật, mức độ đầy đủ và tầm quan trọng của NLTT đối với hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện và công tác phục vụ NDT của Trung tâm.
+ Quy mô NLTT của Trung tâm: được tính theo công thức 02 mục 1.1.4 bằng số lượng bản tài liệu các loại trên đầu NDT:
Theo số liệu thống kê tại Bảng 1.1 và 1.2 thì số NDT của Trung tâm là 17,729 người và 70,625 bản tài liệu (tính hết năm học 2013-2014) và theo công thức trên có thể tính được số lượng bản tài liệu các loại trên đầu NDT bằng 3.98 tài liệu/NDT. Số bản tài liệu trên đầu NDT tại Trung tâm chỉ ở mức trung bình so với các thư viện đại học khác. Để đáp ứng được yêu cầu kiểm định chất lượng và yêu cầu học tập, NCKH ngày càng cao của đông đảo NDT, Trung tâm cần bổ sung thêm số đầu và bản tài liệu theo chuyên ngành đào tạo cũng như một số khoa học liên ngành, tài liệu có nội dung hướng dẫn kĩ năng mềm cho sinh viên, học viên của Học viện.
+ Mức độ đầy đủ của tài liệu: Để có được đánh giá khách quan nhất về mức độ đầy đủ của NLTT tại Trung tâm TT-TV HVNH, tác giả căn cứ vào chủ đề tài liệu Trung tâm hiện có (Bảng 2.1) so với chủ đề tài liệu được công bố rộng rãi trên thị trường xuất bản trong nước và trên thế giới. Tác giả đã tra cứu, tìm kiếm các chủ đề đó trên trang Amazon, Google Book và các mục lục sách trong nước để có được số liệu thống kê tương đối các tài liệu theo chuyên ngành đào tạo của Học viện, trên cở sở đó và căn cứ công thức số 3 mục 1.1.4 tính mức độ đầy đủ của tài liệu:
67
Bảng 2.9: Mức độ đầy đủ của tài liệu tại Trung tâm
Chủ đề tài liệu Đầu
tài liệu tại Thƣ viện
Đầu tài liệu trên thị trƣờng xuất bản Việt Nam (TTXBVN) Đầu tài liệu trên thị trƣờng thế giới (TTXBTG) Mức độ đầy đủ của tài liệu so với TTXBVN (%) Mức độ đầy đủ của tài liệu so với TTXBTG (%) Kinh tế 1,111 10,108 1,945,049 10.99 0.06
Ngân hàng thương mại 1,528 2,753 22,619 55.50 6.76
Thanh toán quốc tế 1,052 2,867 19,593 36.69 5.37
Tiền tệ ngân hàng 1,276 3,444 18,636 37.05 6.85 Kế toán ngân hàng 980 2,009 16,539 48.78 5.93 Tài chính 1,650 6,066 83,982 27.20 1.96 Chứng khoán 1,009 2,872 15,471 35.13 6.52 Kế toán 1,166 6,718 225,000 17.36 0.52 Kiểm toán 865 5,364 19,640 16.13 4.40 Thống kê 232 2,335 334,067 9.94 0.07
Quản trị kinh doanh 458 4,144 112,345 11.05 0.41
Quản trị Marketing 1,027 5,621 457,612 18.27 0.22
Thông tin quản lý 155 1,227 59,568 12.63 0.26
Tin học 220 1,459 131,760 15.08 0.17
Tiếng Anh thương mại 342 2,442 149,806 14.00 0.23
Luật 486 5,408 93,209 8.99 0.52
Kinh doanh quốc tế 177 1,136 999,810 15.58 0.02
Nguồn: Trung tâm TT - TV [48] Qua bảng trên, có thể thấy NLTT của Trung tâm chưa được bổ sung đầy đủ so với tài liệu trên thị trường xuất bản trong nước và quốc tế chỉ chiếm một tỷ lệ khá
68
khiêm tốn. Đối với thị trường trong nước chỉ có chuyên ngành Ngân hàng thương mại là bổ sung được trên 50% tổng số tài liệu có trên thị trường, 5 chuyên ngành có số tài liệu bổ sung được chiếm từ 20% - 40% trên tổng số tài liệu xuất bản. Còn lại 11 chuyên ngành đào tạo của Học viện có số tài liệu học tập dưới 20% tổng số tài liệu. So với thị trường xuất bản thế giới, có tới 10/17 chuyên ngành có lượng tài liệu đạt mức độ đầy đủ quá thấp (dưới 1%), chỉ có 7/17 chủ đề có mức độ đầy đủ từ 1%- 7%. Từ những số liệu thống kê trên, Ban giám đốc Trung tâm cần trình Ban giám đốc HVNH cơ chế điều chỉnh tăng mức kinh phí cho việc bổ sung tài liệu về các ngành học giúp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Học viện trong thời kì đổi mới giáo dục.
+ Mức độ cập nhật của tài liệu: là tỷ lệ số bản tài liệu các loại được bổ sung vào kho mỗi năm. Theo báo cáo kiểm định chất lượng năm học 2014-2015, lượng tài liệu bổ sung mới như sau:
Bảng 2.10: Thống kê tài liệu mới bổ sung từ năm 2009 đến tháng 6/2014
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 6/ 2014
Số bản tài liệu mới bổ sung 2,221 4,917 3,827 2,845 4,792 3,358 Tỷ lệ bản tài liệu mới bổ sung 4.48 8.49 4.19 8.23 5.92 4.755%
Nguồn: Trung tâm TT - TV [47] Theo thống kê về số bản tài liệu mới bổ sung qua các năm, căn cứ vào công thức tính số 04 mục 1.1.4, tính được tỷ lệ tài liệu các loại được bổ sung vào kho của Trung tâm mỗi năm. Theo số liệu tại Bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ tài liệu mới bổ sung vào Trung tâm qua các năm không đều, năm có số lượng tài liệu mới bổ sung cao nhất là năm 2010 (4,917 tài liệu), nhưng năm 2012 chỉ bổ sung mới được 2,827 tài liệu bằng hơn ½ tổng số tài liệu mới bổ sung của năm 2010; có thể thấy mức độ cập nhật tài liệu của Trung tâm chưa cao, lượng tài liệu có năm xuất bản mới nhất chỉ chiếm 27.95% tổng cơ cấu NLTT (theo bảng 2.6 mục 2.1.4).
Tài liệu về kinh tế, tài chính ngân hàng tại Trung tâm thuộc nhóm tài liệu nhanh lỗi thời nhất. Để lượng hóa mức độ lão hóa của tài liệu tác giả đã căn cứ cách tính nửa chu kỳ sống của tài liệu mục 1.1.3, NCT về năm xuất bản tài liệu thực tế tại
69
Trung tâm để tính khoảng thời gian lão hóa tài liệu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khoảng 5-6 năm. Đối chiếu với tài liệu của Trung tâm, tài liệu xuất bản từ năm 2006 đến nay chiếm khoảng 50.00%, nghĩa là một nửa số tài liệu còn lại của Trung tâm đã lỗi thời, ít được sử dụng, cần có kế hoạch thanh lý và bổ sung tài liệu mới.
+ Mức độ phù hợp
Về nội dung tài liệu: Căn cứ vào tỷ lệ tài liệu được tham khảo theo từng chuyên ngành để đánh giá mức phù hợp với diện bổ sung, NCT của NDT. Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.1, số liệu báo cáo tổng số NDT chuyên ngành của Phòng đào tạo và công thức số 5 phần 1.1.4, tác giả tính được, mức độ phù hợp về nội dung tài liệu:
Bảng 2.11: Tỷ lệ tài liệu được tham khảo theo từng chuyên ngành đào tạo
TT Tên ngành đào tạo Số đầu tài liệu Số NDT Tỷ lệ tài
liệu/NDT
1 Kinh tế 1,111 595 1.9
2 Ngân hàng thương mại 1,528 1,983 0.8
3 Thanh toán quốc tế 1,052 1,535 0.7
4 Tiền tệ ngân hàng 1,276 1,618 0.8 5 Kế toán ngân hàng 980 1,670 0.6 6 Tài chính 1,650 1,635 1.0 7 Chứng khoán 1,009 1,076 0.9 8 Kế toán 1,166 1,190 1.0 9 Kiểm toán 865 1,184 0.7 10 Thống kê 232 399 0.6
11 Quản trị doanh nghiệp 458 576 0.8
12 Quản trị Marketing 1,027 711 1.4
13 Hệ thống thông tin quản lý 220 846 0.3
14 Tin học 155 621 0.2
15 Tiếng Anh thương mại 342 1,078 0.3
70
17 Kinh tế quốc tế 177 389 0.5
Tổng 13,734 17,729
Nguồn: Trung tâm TT-TV [47] Qua số liệu tại Bảng 2.11, có thể thấy tài liệu phục vụ NDT các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh khá đầy đủ. Một số chuyên ngành có tỷ lệ tài liệu / NDT rất thấp như: Tin học (0,2), Hệ thống thông tin quản lý (0,3), Tiếng Anh thương mại (0,3),… Thời gian tới, Trung tâm cần ưu tiên bổ sung và đôn đốc việc lựa chọn tài liệu của giảng viên các chuyên ngành mới mở này để mua thêm tài liệu phục vụ tốt hơn NCT của NDT.
+ Về loại hình tài liệu: Để đánh giá mức độ phù hợp về loại hình tài liệu được thu thập tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát để thăm dò ý kiến của NDT về các loại hình tài liệu họ thường sử dụng và kết quả điều tra được thể hiện tại nội dung câu hỏi số 6 của phụ lục 2. Theo số liệu đó tác giả nhận thấy loại tài liệu theo mục đích sử dụng phù hợp với NCT của NDT thường nhất là tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy (60.61%), tiếp đến là tài liệu chỉ đạo (20.41%), tài liệu tra cứu chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 0.3 %. Loại hình tài liệu theo vật mang tin NDT hay sử dụng nhất là tài liệu in (chiếm 65.51%), tiếp đến là loại hình tài liệu điện tử (chiếm 25.92%). Thực tế NLTT của Trung tâm chỉ có hơn 3.000 tên tài liệu là chưa đủ đáp ứng nhu cầu của NDT, vì vậy, trong thời gian tới Trung tâm cần chú trọng bổ sung thêm loại hình tài liệu này giúp đáp ứng tối đa NCT của NDT và góp phần nâng cao thương hiệu vị thế của Trung tâm. Tài liệu là CD-ROM tuy chỉ chiếm 9% tổng số NDT