Quy luật phát triển tài liệu

Một phần của tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viên học viện ngân hàng (Trang 26 - 29)

Những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra, bùng nổ mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi tầng lớp, mọi quốc gia, kéo theo là sự bùng nổ thông tin, ai nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời người đó có lợi thế. Sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về cả số lượng và tốc độ của thông tin đã tạo nên sự lớn mạnh của tài liệu cả về nội dung và hình thức, đó cũng là thách thức không chỉ đối với cơ quan cung cấp thông tin mà cả đối với NDT. Những quy luật phát triển của tài liệu tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, phát triển, khai thác NLTT của các thư viện cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực, cụ thể:

17

- Quy luật gia tăng số lượng tài liệu: Hiện nay, theo thống kê của các cơ quan thông tin, xuất bản thì cứ sau khoảng 30 đến 50 năm; số tài liệu được xuất bản trên toàn thế giới lại tăng lên gấp đôi. Bên cạnh những tài liệu đã xuất bản theo phương thức truyền thống như sách, báo in,... là những tài liệu điện tử như ebook, CSDL online,… Sự gia tăng về số lượng, đa dạng về hình thức tài liệu đã tác động tích cực tới công tác tổ chức, phát triển, khai thác NLTT. Cán bộ thư viện có nhiều lựa chọn khi bổ sung tài liệu. NDT có nhiều lựa chọn khi tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là sự khó khăn đối với cán bộ thư viện trong việc lựa chọn tài liệu để tránh trùng lặp, nhiễu tin đối với NDT. Hơn nữa, không một thư viện hay cơ quan thông tin nào có đủ khả năng tài chính để bổ sung đầy đủ tài liệu mới xuất bản phục vụ NCT đa dạng của NDT tại thư viện mình, do vậy số lượng tài liệu được chọn mua rất có thể sẽ thiếu đầy đủ, cập nhật về nội dung và hình thức.

- Quy luật tập trung và phân tán thông tin (quy luật S.Bradford): Năm 1934,

kết quả thống kê của nhà thư mục học S. Bradford cho thấy rằng: Nếu sắp xếp số tạp chí khoa học theo thứ tự giảm dần số bài báo về một chuyên ngành nào đó thì trong danh sách nhận được ta có thể tìm thấy các “tạp chí hạt nhân”. Số tạp chí này không lớn, chỉ chiếm 10% đến 15% số tạp chí nhưng chứa đựng tới 90% số bài báo liên quan đến ngành đó [1] . Trong khoa học thông tin, khi bàn về mức độ tập trung thông tin, quy luật 80/20 thường được nhắc đến. Qua thống kê, cứ 80% yêu cầu tin của NDT thường tập trung vào 20% số tài liệu có trong thư viện hay 80% toàn bộ số bài viết về một chuyên ngành nào đó thường tập trung 20% số tên tạp chí thuộc chuyên ngành ấy [33]. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tập trung và phân tán thông tin. Nhờ quy luật này có thể xác định được tài liệu hạt nhân, từ đó các thư viện sẽ xây dựng danh mục các tài liệu cần mua một cách hợp lý, tránh được lãng phí. Quy luật cũng gây khó khăn trong việc quản lý NLTT trong thư viện, tài liệu trong kho có thể bị chồng chéo giữa các môn loại và khó kiểm soát, kiểm kê.

- Quy luật lỗi thời của thông tin: Khi nghiên cứu tần suất sử dụng tài liệu, người ta nhận thấy rằng ngay sau khi xuất bản, tài liệu được tìm đọc khá nhiều,

18

nhưng sau đó theo thời gian, số lượng người tìm đọc tài liệu này ngày càng giảm đi do thông tin của tài liệu đó không còn tính mới. Đó là hiện tượng lỗi thời thông tin hay còn gọi là sự lão hóa thông tin.

Để biểu thị mức độ lão hoá của tài liệu và lượng hoá mức độ lão hoá, các nhà khoa học R. Barton và R. Kebler đã đưa ra khái niệm "nửa chu kỳ sống" (half life cycle) của tài liệu. "Nửa chu kỳ sống" là một nửa khoảng thời gian trong toàn bộ thời gian công bố tài liệu đang được sử dụng trong một lĩnh vực nào đó. Sự lỗi thời thông tin trong các ngành khác nhau thì khác nhau, những ngành có tốc độ phát triển càng nhanh như ngành công nghệ, viễn thông, kinh tế,… thì tốc độ lỗi thời của thông tin chỉ tính theo ngày, tuần, tháng. Ngược lại trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, khảo cổ,… thì tài liệu cổ là tài liệu hiếm, độc nhất và giá trị. Ý nghĩa của quy luật là giúp thư viện nhanh chóng xác định những tài liệu không còn phù hợp với NCT của NDT và tiến hành công tác thanh lý tài liệu đó.

- Quy luật gia tăng của giá thành thông tin: Giá cả của tài liệu được hạch toán từ giá cả thông tin chứa trong tài liệu, giá trị của vật mang tin và chi phí phân phối tài liệu đến người tiêu dùng. Nghiên cứu của các tác giả trên tạp chí Library Resourse and Technical Service cho thấy, trong khoảng 10 năm từ 1986 đến 1996, giá của các loại tạp chí tăng khoảng 15%/năm và giá của tài liệu khoa học công nghệ tăng trung bình 12-18%/năm [1] . Nguyên nhân của sự tăng giá cả tài liệu là do lạm phát của các nền kinh tế trên thế giới, tăng thêm số trang, số tập sau mỗi lần tái bản. Giá cả tài liệu liên tục tăng ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực tới công tác phát triển NLTT của các cơ quan TT-TV. Giá cả của tài liệu tăng thúc đẩy các thư viện sáng tạo cải tiến mọi hoạt động của mình như: cải tiến phương pháp bổ sung tài liệu, cách thức phục vụ bạn đọc... Mặt khác ảnh hưởng tiêu cực của nó tới kế hoạch bổ sung tài liệu đó là NLTT của các thư viện dễ trở nên nghèo nàn, thiếu cập nhật, không đầy đủ, làm giảm sút lượng NDT sử dụng.

Từ phân tích trên, cho thấy để xây dựng một bộ sưu tập tài liệu chất lượng, đủ khả năng phục vụ các nhu cầu khác nhau của NDT, tuỳ theo điều kiện kinh phí và CSVC mà các thư viện chọn cho mình một chiến lược bổ sung hợp lý. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý và đội ngũ thừa hành chặt chẽ, nghiêm túc tránh tình

19

trạng in sao lậu tài liệu tràn lan. Xây dựng chính sách tài khóa kìm chế lạm phát hiệu quả đảm bảo giá thành tài liệu không tăng cao là giải pháp hữu hiệu cho mỗi thư viện của nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viên học viện ngân hàng (Trang 26 - 29)