Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viên học viện ngân hàng (Trang 138 - 158)

129

Tiềm năng của đất nước không phải tài nguyên thiên nhiên mà chính là con người, giới hạn tiềm năng chính là giới hạn ở trí tuệ con người vì vậy nguồn nhân lực của mỗi cơ quan đều được chú trọng đào tạo. Hiện nay, trước nhu cầu hội nhập và phát triển cán bộ thư viện cần phải thường xuyên được đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung kỹ năng mới. Để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao người cán bộ thư viện phải có những tiêu chuẩn sau:

- Luôn nắm vững những tri thức mới

- Kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu - Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ

- Áp dụng thành thục các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ công việc - Biết phát huy cá tính/nét riêng biệt của bản thân và hiểu biết sâu sắc về NDT - Kỹ năng giao tiếp với NDT, đảm bảo nâng cao hiệu quả phổ biến thông tin. Hiện nay, HVNH đang đào tạo theo hình thức tín chỉ, với hình thức đào tạo mới và định hướng của Trung tâm “lấy NDT làm trung tâm”, cán bộ các bộ phận nghiệp vụ của thư viện ngoài những kiến thức và kỹ năng trên cần:

+ Cán bộ phát triển NLTT: Ngoài những kiến thức, kĩ năng chung người cán bộ làm công tác này cần nắm chắc các kiến thức chuyên môn và chuyên ngành tài chính ngân hàng cộng với lòng say mê, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Hơn nữa họ phải có năng lực tiếp cận và lựa chọn thông tin, tài liệu cần thiết trong biển thông tin tri thức ngày càng phong phú và đa dạng để phát triển NLTT.

+ Cán bộ tổ chức NLTT: Năng lực cần có của nhóm cán bộ này là khả năng xử lý, phân tích và đánh giá, bao gói thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao. Họ phải là người tư vấn, hướng dẫn cho giảng viên, sinh viên biết cách tiếp cận và sử dụng nguồn tin hiệu quả nhất. Cán bộ thư viện phải thực sự trở thành cầu nối giữa NLTT với NDT;

+ Cán bộ khai thác NLTT: Yêu cầu kỹ năng chuyên sâu về tin học, ứng dụng các thành tựu CNTT để quản lý và khai thác NLTT ngày càng phong phú, đa dạng một cách hiệu quả đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất NCT của NDT.

Với mong muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, với những cán bộ thư viện "Có một trái tim nhân ái, đầy nhiệt huyết, có niềm say mê lao động, sáng tạo

130

của một nhà khoa học và có sự ứng xử, giao tiếp thân thiện của một nhà tâm lý học",Trung tâm cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể với từng cán bộ.

Trung tâm TT-TV HVNH có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế. Để đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội, thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục của Học viện và yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nói riêng, Trung tâm cần có kế hoạch, mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức liên ngành và các kỹ năng cần thiết. Song song với các lớp đào tạo ngắn hạn đó là việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện đi học nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sĩ, tiến sĩ) tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho Trung tâm đó chính là phương thức cạnh tranh thông tin hiệu quả nhất với các thư viện trong nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu trên cần được sự quan tâm ủng hộ của BDG Học viện, cụ thể:

- Học viện cần tạo điều kiện hơn nữa để cán bộ thư viện tham gia đầy đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, các cuộc hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV do các cơ quan đầu ngành, các trung tâm thông tin tổ chức.

- Khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ thạc sĩ, đặc biệt là trình độ tiến sĩ, các khóa đào tạo tin học (sắp tới Trung tâm sẽ xây dựng thư viện số), ngoại ngữ (đáp ứng yêu cầu liên kết đào tạo với các trường đại học lớn trên thế giới của Học viện) để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn cho Trung tâm.

- Tham dự các lớp nâng cao năng lực quản lý và điều hành thư viện hiện đại trong và ngoài nước.

- Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của các thư viện đại học hiện đại trong và ngoài nước.

Ngoài những yêu cầu trên, để làm tốt hơn nữa công tác phát triển, tổ chức NLTT và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu tài liệu của người học và người dạy theo phương thức đào tạo tín chỉ , Trung tâm cần bổ sung biên chế cho các tổ nghiệp vụ đặc biệt là tổ Bổ sung và biên mục.

131

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức của Việt Nam chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố như: hạ tầng, thể chế, môi trường kinh doanh, nhân lực,... trong đó nhân lực được coi là yếu tố cạnh tranh có tính riêng biệt, quyết định đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước phải đổi mới hệ thống giáo dục từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Do đó công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục trong nước được thực hiện. Theo xu hướng đó, năm 2007 HVNH bắt đầu nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, với tầm nhìn chiến lược đã đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính, ngân hàng đáp ứng nhu cầu của ngành và tiến tới đủ sức cạnh tranh với nguồn nhân lực các tiên tiến trên thế giới.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của đất nước nói chung, HVNH nói riêng, Trung tâm TT-TV HVNH đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình xứng đáng là "giảng đường thứ hai” phục vụ đắc lực công tác đào tạo, NCKH của Học viện. Qua hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, Trung tâm đã xây dựng được NLTT lớn mạnh, cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ cán bộ tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới công tác các hoạt động của Trung tâm tuy vẫn cần hoàn thiện về mọi mặt để đáp ứng tốt nhất NCT của sinh viên, giảng viên khi Học viện đào tạo theo phương thức tín chỉ. Với phương thức tổ chức và quản lý hoạt động TT-TV một cách khoa học, Trung tâm thực sự trở thành nơi tham khảo tài liệu tin cậy và thường xuyên của các nhóm NDT, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp Học viện hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị hiện đại để quản lý và khai thác nguồn tài nguyên, để duy trì, củng cố, tăng cường NLTT, Trung tâm cần xây dựng ngay chính sách phát triển NLTT hợp lý đảm bảo tính khoa học, bám sát mục tiêu, chương trình đào tạo trong giai đoạn Học viện vừa chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ; chủ động tạo nguồn thu để

132

có thêm kinh phí cho công tác bổ sung tài liệu, tích cực phối hợp với các thư viện đại học cùng khối ngành để bổ sung, chia sẻ NLTT, tiết kiệm kinh phí và tránh lãng phí nhất là đối với các loại tài liệu điện tử, CSDL nước ngoài. Trung tâm cần mở rộng diện bổ sung tài liệu để phục vụ mục tiêu đào tạo đa ngành của Học viện. Ngoài ra, việc nâng cao trình độ cán bộ thư viện, đào tạo NDT, tăng cường CSVC, trang thiết bị,... là những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng NLTT và công tác phát triển NLTT tại Trung tâm.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về NLTT, các tiêu chí đánh giá NLTT, thu thập, phân tích số liệu để làm nổi bật đặc điểm của NDT và NCT của họ; cũng như nghiên cứu hiện trạng NLTT và công tác phát triển, tổ chức và khai thác NLTT tại Trung tâm từ năm 2007 đến nay để có những đánh giá khách quan về NLTT cũng như công tác tổ chức, phát triển và khai thác NLTT đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện NLTT đáp ứng nhiệm vụ đào tạo theo tín chỉ và NCKH của Học viện.

Để thực hiện được những giải pháp trên, vấn đề quyết định chính là sự quan tâm, ủng hộ hơn nữa của Ban Giám đốc HVNH về chủ trương, kinh phí đối với các hoạt động của Trung tâm; sự phối hợp, cộng tác tích cực, có trách nhiệm từ nhiều bộ phận liên quan trong Học viện. Để trợ giúp, chia sẻ nhiệm vụ xây dựng và phát triển Trung tâm, nhất thiết phải nhờ đến công tác xã hội hóa trong quản lý điều hành, phát triển NLTT và nguồn nhân lực bền vững. Đồng thời tự thân Trung tâm cần phải cố gắng khắc phục những điểm yếu, phát huy tối đa các sáng kiến trong công tác phát triển, tổ chức và khai thác NLTT hiện có nhằm giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện trong thời gian tới.

Qua quá trình tìm hiểu về NLTT và công tác phát triển, tổ chức, khai thác NLTT của Trung tâm TT-TV HVNH tác giả hi vọng kết quả Luận văn của mình sẽ đóng góp tích cực vào việc giới thiệu NLTT và tìm ra những giải pháp khả thi phát triển NLTT của Trung tâm. NLTT ngày càng có chất lượng, số lượng tăng thêm thỏa mãn được tốt hơn NCT của NDT, từ đó giúp Trung tâm có thể khẳng định được vai trò, vị thế và thương hiệu của mình với các thư viện và cơ quan thông tin khác trong hệ thống trường đại học trong nước và khu vực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Phạm Thanh Bình (2011), Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông

tin của Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Luận

văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2006- 2020, Đề án, Hà Nội.

[3] Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định

về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Truy cập ngày 30-

8-2014, địa chỉ: http://www.moet.gov.vn/?page=1.10&view=15&opt=brpage. [4] Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng

trường đại học số 527/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 23-5-2013, truy cập ngày 15-

8-2014, địa chỉ: http://www.moet.gov.vn/?page=1.19&view=5027.

[5] Bộ khoa học và công nghệ, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10274:2013 về hoạt

động thư viện - thuật ngữ và định nghĩa chung (2013), Hà Nội.

[6] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008). Quyết định về việc ban hành quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học, Website của Bộ văn hóa thể thao và Du lich, Truy cập ngày 11-10-2014, địa chỉ: http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly- nn/1/105/index.html.

[7] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2012). Thông tư số 21/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:Quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện, Website của Chính phủ, Truy cập ngày 10-10-2013, địa chỉ: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id= 1&mode=detail&document_id=167771

[8] Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Về công tác thư viện - Các văn bản pháp quy

[9] Lê Minh Châu (2013), Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin tại Thư viện Khoa

học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[10] Nguyễn Huy Chương (2014), Xây dựng thư viện điện tử và phát triển tài

nguyên số trong hệ thống thư viện đại học Việt Nam, Truy cập ngày 20-8-2014,

địa chỉ:http://www.tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/hanhle/123456789/10433 [11] Võ Thị Mỹ Duyên (2012), Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin

tại Thư viện tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12] Trần Thị Anh Đào (2013), Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông

tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học

thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội [13] Nguyễn Thị Thu Điệp (2014), Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm

Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thương mại, Luận văn thạc sĩ Khoa học

thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội. [14] Thạch Lương Giang, Trần Thị Tươi (2013),… Xây dựng hệ thống CSDL phục

vụ hoạt động đào tạo và nghiện cứu tại Học viện Ngân hàng, Đề án, Học viện

Ngân hàng, Hà Nội.

[15] Nguyễn Đức Hào (2004), Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin ở

Học viện Chính trị quân sự, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại

học Văn hoá, Hà Nội.

[16] Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu, Nxb. Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[17] Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và trung

tâm thông tin, Nxb.Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội

[18] Học viện Ngân hàng (2011), 50 năm Học viện Ngân hàng, Nxb. Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

[19] Học viện Ngân hàng (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014, Hà Nội. [20] Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại

[21] Vũ Minh Huệ (2010). Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động dành cho

thư viện công cộng Việt Nam, Truy cập ngày 15-10-2014, địa chỉ

http://d.violet.vn/uploads/resources/625/2744916/preview.swf.

[22] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.206-214.

[23] Nghiêm Xuân Huy, Hợp tác liên thư viện, Truy cập ngày 11-10-2014, địa chỉ http://vietnamlib.net/chuyen-mon-nghiep-vu/goc-nhin-cua-toi/hop-tac-lien-thu-vien [24] Nguyễn Văn Hưng (2014), Phát triển NLTT tại Thư viện Đại học Sư phạm Kỹ

thuật Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[25] Tạ Bá Hưng (1998), Tổ chức quản lý hoạt động thông tin khoa học công nghệ ở các tỉnh/thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, ( số 1), tr. 1-4.

[26] Khoa học tổ chức và quản lý, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1999),

Nxb.Thống kê, Hà Nội.

[27] Nguyễn Thuý Lê (2008), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin -thư viện và Nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. [28] Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (1973),

Nxb. Sự thật, Hà Nội.

[29] Nghị định 99/2014/NĐ-CP quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến

khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, Truy

cập ngày 25-11-2014, địa chỉ:

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_detail.aspx?ItemID=29140

[30] Nguyễn Viết Nghĩa (1999), Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai tài liệu xám,Tạp chí thông tin và tư liệu, (Số 4), tr.10-14.

[31] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), Phương pháp xây dựng chính sách phát triển nguồn tin, Tạp chí thông tin và tư liệu, tr.10-17.

[32] Nguyễn Viết Nghĩa (2005), Consortium - hình thức có hiệu quả để bổ sung nguồn tin điện tử, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và công nghệ, tr.33-38.

[33] Nguyễn Viết Nghĩa (2009), Một số vấn đề xung quanh việc bổ sung tài liệu hiện nay, Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay - Kỷ yếu hội thảo khoa học - Đại học KHXH&NV - Hội Thông tin Tư liệu KH&CN Việt Nam, tr.117-121.

[34] Nguyễn Viết Nghĩa (2012), Tập bài giảng Phát triển và quản trị vốn tài liệu,

dành cho học viên cao học ngành Khoa học Thư viện, Đại học Khoa học Xã

Một phần của tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viên học viện ngân hàng (Trang 138 - 158)