TRÌNH BÌY KẾT QUẢ PHÂNTổ

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 78 - 81)

Toàn b( kết quả phân tổ thống kê được trình bày lên một bảng gọi là bảng thông kê, hoặc được biểu diễn dưới dạng đồ ihị thông kê.

3.1. Bảig thống kê

Bảng tlống kê là một hình thức trình bày các tài liệu một cách có hệ thông, hợp lý và rõ ràng. Nó phản

ánh đặc trưng tổng hợp của từng tổ và của cả tổng thể. Bảng thông kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế - xã hội. Nếu biết trình bày và sử dụng tốt các bảng thống kê thì việc phân tích mọi vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục mạnh mẽ.♦

3.1.1. Cấu thành của bả ng thông kê

a ị Về hỉnh thức

Bảng thông kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các sô" liệu. Các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng. Sô" hàng ngang và cột dọc càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và phức tạp. Các hàng ngang và cột dọc cắt nhau tạo thành các ô dùng để điền các sô" liệu thống kê vào đó. Các hàng ngang, cột dọc thường được đánh số thứ tự để tiện cho việc sử dụng và trình bày vấn đề.

Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong bảng. Trước hết có tiêu đề chung, là tên gọi chung của bảng, thường viết ngắn gọn, dễ hiểu và được đặt ở phía trên đầu của bảng. Các tiêu đề nhỏ, còn gọi là tiêu mục, là tên riêng của mỗi hàng và cột phản ánh rõ nội dung của các hàng và cột đó.

Các sô" liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi con sô" phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

b ị Vê nội dung

Bảng thông kê gồm hai phần: Phần chủ đề và phần giải thích.

Phần chủ đề, còn gọi là phần chủ từ, nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê. Tổng thể này được phân thành các bộ phận, nó giải thích đốì tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, những loại hình gì. Có khi phần chủ đề là các địa phương hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau của hiện tượng nào đó.

Phần giải thích, còn gọi là phần tân từ, gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng.

Phần chủ đề thường được đặt ở vị trí bên trái của bảng, còn phần giải thích ở phía trên của bảng. Cũng có trường hợp người ta thay đổi vị trí của hai phần cho nhau.

Cấu thành của bảng thông kê có thể khái quát như sau:

B ả n g ...: T ê n b ả n g th ôn g kê (tiêu đê chung)

Đơn vị tính:...

giải thích

Phần chủ đe Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)

A 1 2 3 • • • n

Tên chủ đề (tên hàng) Tổng sô"

3.1.2. Các loai bảng thông kê

Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, có thể chia làm ba loại bảng thông kê: giản đdn, phân tổ và kết hợp.

a / B ảng giản đơn

Bảng giản đơn là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thòi gian nghiên cứu. Ví dụ

có bảng đơn giản sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)