Sai sô trong điều tra thông kê

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 44 - 47)

(phương án điều tra)

1.6. Sai sô trong điều tra thông kê

Các cuộc điều tra thông kê dù được thập dữ liệu bằng phương pháp nào đều phải đảm bảo yêu cầu chính xác với mức độ nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế điều tra tài liệu thu thập được thường có sai số’.

Sai sô" trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thu thập được trong điểu tra với trị sô thực tế của

h i ệ n tượng n g h i ê n c ứ u .

Sai số trong điều tra làm giảm tính chính xác, đúng đắn, trung thực của kết quả điều tra, giảm chất lượng của tài liệu điều tra thu thập được. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, tính đúng đắn, chính xác trung thực của kết quả tổng hợp, phân tích thống kê trong giai đoạn kế tiếp.

Sai sô" trong điều tra thống kê thường do hai nguyên nhân tạo ra:

- S ai sô do ghi chép:

+ Do vạch kê hoạch điều tra sai hoặc không khoa học, không sát với thực tế của hiện tượng.

+ Do trình độ của nhân viên điều tra. + Do đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi.

+ Do ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhân viên điều tra và đơn vị điều tra.

+ Do dụng cụ đo lường không chính xác.

+ Do công tác tuyên truyền, vận động không tót. + Do lỗi in ấn...

- S ai s ố d o tính chất đ ạ i biểu: Là loại sai số chỉ xảy ra trong điều tra không toàn bộ nhât là sai số chọn

Nguyên nhân của loại sai sô này là do việc lựa chọn đơn vị điều tra thực tê không có tính đại biểu cao. Trong điều tra chọn mẫu, ta chỉ thu thập dữ liệu từ một sô ít đơn vị thuộc đôi tượng điều tra rồi căn cứ kết quả điều tra thực tế mà suy rộng thành các đặc trưng của tổng thể. Như vậy tổng thể các đơn vị được chọn nếu khác về kết cấu theo tiêu thức điều tra với tổng thể chung sẽ phát sinh sai số do tính chất đại biểu.

Để hạn chê sai sô", cần huấn luyện kỹ nội dung điều tra, tuyển chọn điều tra viên theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo lường (nếu cuộc điều tra cần) và thường xuyên kiểm tra khi cuộc điều tra được tiến hành.

Tài liệu thu thập được cũng cần kiểm tra logic xem xét độ hợp lý của tài liệu phát hiện các bất thường đế thẩm tra lại, kiểm tra tính chất đại biểu của đơn vị điều tra (trong điều tra chọn mẫu) và kiểm tra về mặt tính toán (cộng hàng và cột, đơn vị tính, biểu này và biểu trước) làm tốt khâu này cũng hạn chế được nhiều sai sót và cũng không mất nhiều thời gian.

Kiểm tra một cách có hệ thông toàn bộ cuộc điều tra nhằm phát hiện những sai lệch trong quá trình điều tra. Làm tốt công tác tuyên truyền đối với những đối tượng được điều tra để kết quả điều tra thu được là trung thực, khách quan, tránh trường hợp đổi tượng được điều tra cung cấp những thông tin có tính chất cảm tính, thiếu trung thực.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)