ĐIỂU TRA CHỌN MAU«
1.1. Khái niệm
Điều tra thống kê có 2 hình thức là Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Để có tài liệu dùng cho báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn phải sử dụng các phương pháp thu thập sô" liệu và lựa chọn các loại điều tra nào cho phù hợp. Nếu xét theo phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế có thể phân điều tra thống kê thành 2 loại là điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.
Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ, từ tổng thể chung người ta chỉ chọn ra một sô" đơn vị để tiến hành điểu tra thực tế, sau đó bằng phương pháp khoa học, tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Ví dụ: muốn điều tra về năng suất, sản lượng lúa của một địa phương nào đó sắp đến độ thư hoạch thì có thể lựa chọn một số diện tích trong toàn bộ diện tích gieo cấy của địa phương. Sau khi điểu tra năng suất,
sản lượng lúa trên các diện tích được chọn, ngưòi ta sẽ căn cứ vào kết quả đó để suy rộng ra năng suất, sản lượng lúa của toàn địa phương. Loại điều tra như vậy gọi là điều tra chọn mẫu.
Yêu cầu quan trọng của điều tra chọn mẫu là các tài liệu điều tra trên các đơn vị mẫu phải có khả năng dùng để suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Chính yêu cầu này là điểm phân biệt điều tra chọn mẫu với các loại điều tra không toàn bộ khác.
Trong điều tra chọn mẫu (điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên) các thành quả của toán học (Lý thuyết xác suất và thống kê toán) được ứng dụng rất nhiều để xác định sô" đơn vị cần chọn, tính phạm vi sai số và mức độ tin cậy của kết quả suy rộng. Điều tra chọn mẫu nếu được tổ chức đúng, tuân theo các nguyên tắc khoa học thì kết quả suy rộng sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế khách quan, thỏa mãn mục đích nghiên cứu.
1.2. Ưu nhươc điểm
Do khi điều tra chọn mẫu chỉ thực hiện trên một• • • • sô" đơn vị của tổng thể. Vì thê so với điều tra toàn bộ,
điểu tra chọn mẫu có các ưu điểm chủ yếu sau đây:
- Do sô" đơn vị điều tra ít nên có thể giảm sô" lượng nhân viên điều tra và các khoản chi phí điều tra vì vậy
tiết kiệm được sức người và tiền của.
- Sô" đơn vị điều tra ít, công việc chuẩn bị được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian làm cho điều tra chọn mẫu có tính kịp thời cao.
- Với số lượng nhân viên điều tra khồng nhiều nên có thể lựa chọn những ngưòi có trình độ, kinh nghiệm, đồng thòi với các phương pháp suy luận thống kê khoa học, thông qua nghiên cứu mẫu vẫn cho ta các kết quả đáng tin cậy.
- Điều tra chọn mẫu cho phép mở rộng nội dung điều tra, đi sâu vào nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu. Do đó tài liệu thu thập trong điều tra chọn mẫu rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên không thể dùng điều tra chọn mẫu để thay thế cho điều tra toàn bộ vì điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành điều tra trên một sô đơn vị của hiện tượng nên khi suy rộng cho toàn bộ hiện tượng sẽ có sai sô" so vối kết quả của điều tra toàn bộ. Đây chính là nhược điểm cơ bản của điều tra chọn mẫu. Vấn đề đặt ra là phải tìm cách giảm được sai số" đến mức có thể chấp nhận được để tài liệu suy rộng phản ánh tương đối đúng đắn tình hình thực tế khách quan t.hoả mãn được mục đích nghiên cứu đã đê ra.
Điều tra chọn mẫu thường được dùng trong những trường hợp sau đây:
- Khi tổng thể nghiên cứu vừa cho phép điều tra chọr. mẫu, vừa cho phép điều tra toàn bộ thì người ta
thường quyết định dùng điều tra chọn mẫu vì những ưu điểm của nó.
- Khi tổng thể nghiên cứu không cho phép điều tra toàn bộ đó là khi tổng thể quá lớn hoặc khó xác định được (Ví dụ: điều tra về sô" trẻ em mối sinh, điều tra về ý kiến khách hàng... hoặc điều tra vê' chất lượng sản phẩm đồ hộp, thòi gian thắp sáng của bóng đèn...).
- Kết hợp vối điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều tra và đánh giá kết quả của điều tra toàn bộ. Trong một sô" cuộc tổng điều tra (như tổng điều tra dân sô", tổng điều tra chăn nuôi...) người ta đồng thời tổ chức điều tra chọn mẫu trong phạm vi nhỏ. Mục đích của việc điều tra chọn mẫu này là để mở rộng nội dung điều tra và kiểm tra kết quả của điều tra toàn bộ.
- Dùng để tổng hợp nhanh tài liệu điều tra toàn bộ. Trong các cuộc điều tra toàn bộ, nhất là trong tổng điều tra dân số thường phải tổng hợp rất nhiều chỉ tiêu khác nhau và qua nhiều cấp. Muôn hoàn thành khối lượng như vậy phải mất nhiều thời gian có khi hàng năm. Để có thông tin nhanh phục vụ kịp thời cho yêu cầu của lãnh đạo, có thể dùng điều tra chọn mẫu để tổng hợp nhanh tài liệu.
- Điều tra chọn mẫu còn được sử dụng trong trưòng hợp muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà chưa có tài liệu cụ thể, hoặc muốn kiểm định lại giả
thiết đặt « ra.
- Điều tra chọn mẫu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tê quốc dân. Trong sản xuất công
nghiệp có thể dùng điều tra chọn mẫu để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tình hình năng suất lao động và tiền lương công nhân, tình hình sử dụng thòi gian lao động, thiết bị sản xuất và nguyên vật liệu... Trong nông nghiệp có thể dùng điều tra chọn mẫu để nghiên cứu tỉ suất nảy mầm của hạt giống, điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, chất lượng đàn gia súc. Trong thương nghiệp điều tra chọn mẫu để kiểm tra chất lượng hàng hoá, điều tra giá cả thị trường...
Thực tế ở nước ta, điều tra chọn mẫu ngày càng được sử dụng rộng rãi, cung cấp được nhiều thông tin quan trọng để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
1.3. Các loại điều tra chọn mẫu