2. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.1. Khái niệm và ý nghĩa sô tương đối trong thống kê
nội dung kinh tê - xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. Nó khác với các đại lượng tuyệt đốì trong toán học, vì các đại lượng này thường mang tính chất trừu tượng, không nhất thiết phải gắn liền với một hiện tượng cụ thể nào. Để có được con sô" tuyệt đốì chính xác, phải xác định được một cách cụ thể, đúng đắn nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh.
Các sô" tuyệt đốì trong thống kê không phải là con
số được lựa chọn tuỳ ý, mà phải qua điều tra thực tế, tổng hợp một cách khoa học. Trong nhiều trưòng hợp phải sử dụng các phương pháp tính toán khác nhau mới có được sô" tuyệt đốì.
2. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.1. Khái niệm và ý nghĩa sô tương đối trongthống kê thống kê
Sô tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.
Đó là kết quả so sánh hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thòi gian hay không gian; hoặc giữa hai chỉ tiêu thông kê khác loại nhưng có liên quan với nhau...
Ví dụ: Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2000 so vối năm 1999 bằng 111,05%. Năm 2001, sản lượng của doanh nghiệp A so với doanh nghiệp B bằng 98,2%. Mật độ dân sô" bình quân của nưốc ta năm 1997 là 231 người /km2; sả n phẩm công nghiệp chủ yếu tính theo đầu ngưòi: điện 99,5 kw/h/ngưồi, thép 11,1 kg/người, vải 5,3 m/ngưòi...
- Trong phân tích thông kê, các sô" tương đối được
sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến... của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thòi gian và không gian cụ thể.
Cũng như các số tuyệt đôi, các sô" tương đối trong thống kê nói lên mặt lượng trong quan hệ mật thiết vối mặt chất của hiện tựơng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khi các số tuyệt đối chỉ mới khái quát được về quy mô, khối lượng của hiện tượng, thì các sô" tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tương; nghiên cứu các hiện tượng đó trong mối quan hệ so sánh với nhau. Ví dụ: Sản lượng lương thực (quy thóc) của nước ta năm 2002 là: 36.379,7 nghìn tấn. Muôn phân tích xem sản lượng đó tăng (hay giảm) đã thỏa mãn nhu cầu của
nhân dân hay chưa? sả n lượng đó nhiều hay ít?... phải so sánh với sản lượng của năm trước, với tổng sô" dân v.v...
Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, sô" tương đối cũng giữ vai trò rất quan trọng. Nhiều chỉ tiêu kê hoạch được đề ra bằng sô" tương đôi. Khi kiểm tra tình hình thực hiện kê hoạch ngoài việc tính sô" tuyệt đôi, còn phải đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch bằng sô" tương đối
Trong trường hợp cần phải giữ bí mật sô" tuyệt đốì người ta có thể sử dụng số tương đối để biểu hiện tình hình thực tế của hiện tượng.
2.2. Đặc điểm và hình thức biểu hiện số
tương đối
Các sô" tương đôi trong thống kê không phải là con
số trực tiếp thu thập được qua điều tra, mà là kết quả so sánh hai sô" đã có. Bởi vậy, mỗi sô" tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Để kết quả so sánh có ý nghĩa, các mức độ đem ra so sánh phải tương đồng về mặt quy mô, trình độ, các phương pháp tính toán, thu thập có sự đồng nhất. Tùy theo mục đích nghiên cứu, gốc so sánh
được chọn khác nhau. Để biểu hiện sự phát triển của hiện tượng theo thòi gian thì gốc là mức độ kỳ trước; để kiểm tra thực hiện kế hoạch thì gốc là mức kế hoạch; để biểu hiện mối liên hệ giữa bộ phận và tổng thể thì gốc là mức độ của tổng thể v.v... Như vậy, do sử dụng gốc so
sánh khác nhau, sẽ có nhiều loại sô" tương đốì khác nhau.
Hình thức biểu hiện (Đơn vị tính) của sô" tương đối là sô" lần, s ố phần trăm (%) hay số phần nghìn (%o). Ngoài ra khi dùng số tương đối để nói lên trình độ phổ biến của hiện tượng nào đó hình thức biểu hiện có thể là đơn vị kép (người/km2; sản phẩm/ngưòi).
Để kết quả so sánh (sô" tương đốỉ) có ý nghĩa, các mức độ đem ra so sánh phải có tính chất có thể so sánh được. Nói cách khác, các mức độ phải đảm bảo giồng nhau về nội dung kinh tê hoặc những nội dung có quan hệ nêu được tính đại diện, phổ biến của hiện tượng, về phương pháp tính toán, phạm vi...