X- Ax < X < x+ A
2.2.2. Phương pháp chọn máy móc (chon hệ thống)
thống)
Là phương pháp tổ chức chọn mẫu trong đó mỗi đơn vị được chọn căn cứ vào từng khoảng cách nhất định. Đầu tiên người ta sắp xếp các đơn vị tổng thể chung theo một thứ tự nào đó như sắp xếp theo vần A, B, c của tên gọi, theo thứ tự địa dư, theo qui mô từ nhỏ đến lớn... Sau đó xác định khoảng cách chọn bằng cách lấy sô đơn vị tổng thể chung chia cho số đơn vị tổng thể mẫu.
n
Cứ sau một khoảng cách bằng d sẽ chọn 1 đơn vị. Đơn vị đầu tiên của tổng thể mẫu sẽ được chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản, đơn vị thứ 2 của tổng thể mẫu được chọn bằng cách lấy sô" thứ tự của đơn vị mẫu thứ nhất cộng với d, cứ tiếp tục như vậy sẽ xác định được danh sách các đơn vị của tổng thể mẫu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có 400 lao động cần chọn 50 lao động để điều tra. Đầu tiên, sắp xếp tên 400 người theo thứ tự A, B, c... Sau đó tính khoảng cách d = 400: 50 = 8. Lập phiếu cho 8 người đầu tiên, rồi rút ngẫu nhiên ra người đầu tiên của mẫu là người thứ 5, thì người thứ 2 được chọn sẽ là người thứ 13, ngươi thứ 3 được chọn là người thứ 21... cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chọn đủ 50 người.
Trong thực tế có những hiện tượng mà các đơn vị của nó đã được sắp xếp sẵn và trong suốt thời gian điều tra vẫn không thay đổi vị trí. Với những hiện tượng này có thể lợi dụng sự bô" trí sẵn để chọn theo khoảng cách mà tính.
Ví dụ: Khi điều tra chọn mẫu dân sô", cứ theo thứ* 9 7
tự sô" nhà trên các đường phố mà chọn theo khoảng cách đã tính.
Như vậy, phương pháp chọn máy móc thủ tục tiến hành đơn giản hơn chọn ngẫu nhiên đơn thuần. Do việc chọn theo từng khoảng cách nhất định nên số đơn vị mẫu được phân phối đều trong tổng thể, tính chất đại
biểu của tổng thể mẫu được nâng cao. Chọn máy móc được tiến hành theo cách chọn 1 lần và thường cho sai sô" nhỏ hơn phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản.