1.1. Khái niệm về phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (hoặc các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu, căn cứ vào tiêu thức “giới tính” để chia tổng scí nhân khẩu thành hai tổ: nam và nữ; căn cứ vào tiêu thức “tuổi” để chia số nhân khẩu này thành nhiều tổ có độ tuổi khác nhau. Hay khi nghiên cứu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, có thể chia tổng sô" doanh nghiệp thành các nhóm theo các tiêu thức: thành phần kinh tế; sô"
lượng công nhân; giá trị sản xuất; v.v...
Khi phân tổ thông kê, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ (và tiểu tổ), giữa các tổ có sự khác nhau rõ về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ, các đơn vị đều có sự giông nhau (hoặc gần giông
nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ để phân tổ.
1.2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê có ý nghĩa nhiều m ặt trong nghiên cứu thống kê.
Trong một sô" trường hợp, khi tiến hành điều tra thông kê, người ta đã dùng đến phương pháp phân tổ. Ví dụ khi điều tra doanh thu của những người buôn bán, trước hết phải chia sô" ngưòi buôn bán theo ngành hàng, nhóm hàng kinh doanh, sau đó chọn ra một sôT người nhất định trong mỗi ngành hàng, nhóm hàng đó để thu thập sô" liệu. Tương tự như vậy, để tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của các nhà khoa học vê một vấn đề nào đó, ngưòi ta thường phải chia sô" cán bộ khoa học - kỹ thuật được hỏi ý kiến theo các ngành khoa học khác nhau, v.v...
Phần tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thông kê. Phân tổ thống kê giúp ta hệ thông hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra, giúp ta phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khác nhau theo những chỉ tiêu cần tổng hợp. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét đặc điểm riêng của từng tổ và đặc trưng chung của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tổ thông kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê; đồng thòi là cơ sở để
vận dụng các phương pháp phân tích thông kê khác. Các phương pháp tính số tương đôl, sô" bình quân, chỉ sô, hồi qui và tương quan,... thường dựa trên các kết quả phân tổ thông kê. Chỉ sau khi đã phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có qui mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, môi quan hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.
Phân tổ thống kê thực hiện việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Các đặc trưng sô" lượng của từng tổ giúp ta thấy được đặc trưng cả tổng thể, nhận thức được bản chất và qui luật của hiện tượng. Tổng thể hiện tượng được chia thành các tổ có qui mô, đặc điểm khác nhau, mặt sô’ lượng và quan hệ
s ố lượng của các tổ phản ánh mức độ, kết cấu của hiện tượng và mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Phương pháp phân tổ được vận dụng phổ biến nhất trong việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tê - xã hội. Lý luận phân tổ là một trong những trung tâm lý luận của thông kê học nước ta hiện nay. Vai trò của phương pháp phân tố được quyết định chủ yếu bởi nội dung lý luận phong phú và hiệu quả to lớn của nó trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh.
1.3. N hiệm vụ củ a phân tổ thông kê
Phân tổ thống kê g iải quyết các nhiệm vụ cơ bản dưới đây:
- Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của • • hiện*
tượng nghiên cứu.
Các loại hình của hiện tượng kinh tê - xã hội tồn tại khách quan. Sự vận động và phát triển của toàn bộ hiện tượng là kết quả đấu tranh giữa các loại hình đôi lập tồn tại ngay trong bản thân hiện tượng. Do vậy, phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ của các loại hình đó. Muốn vậy, trước hết phải dựa vào lý luận kinh tê - chính trị - xã hội để phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất và tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng. Chẳng hạn, trong các loại hình kinh tê - xã hội, cần chú trọng đến các thành phần kinh tế và thành phần giai cấp, vì sự thay đổi các loại hình này phản ánh sự biến đổi của kết cấu xã hội và quan hệ sản xuất. Loại phân tổ để giải quyết nhiệm vụ cơ bản này gọi là phân tổ phân loại.
- Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Mỗi một loại hình hay hiện tượng kinh tê - xã hội thường do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận (hay các nhóm) này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muôn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ
thống kê. Trong công tác nghiên cứu thống kê, các bảng phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến. Kết cấu của tổng thể phản ánh một trong các đặc trưng cơ bản của tổng thể trong điều kiện thòi gian và không gian cụ thể. Sự thay đổi kết cấu của tổng thể qua thời gian giúp ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tổ thống kê để giải quyết nhiệm vụ này gọi là phân tổ kết cấu.
- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Hiện tượng kinh tê - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời các hiện
tượng xung quanh, mà ngược lại, chúng liên hệ và phụ thuộc với nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thưòng có mốỉ liên hệ với nhau. Sự thay đổi của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định.
Tìm hiểu tính chất và mức độ liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thông kê.
Khi tiến hành phân tổ, các tiêu thức có liên quan với nhau được chia thành hai loại: Tiêu thức nguyên nhân (là tiêu thức gây ảnh hưởng) và tiêu thức kết quả (là tiêu thức bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào tiêu thức nguyên nhân).
Phương pháp phân tổ thống kê để giải quyết nhiệm vụ này gọi là phân tô liên hệ. Phần này sẽ được trình bày ở mục 4.