CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂNTổ THỐNG KỀ 1 Lựa chọn tiêu thức phân tô

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 63 - 68)

2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tô

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thông kê. Lựa chọn tiêu thức phân tổ là vấn đề mang tính cốt lõi của phân tổ thông kê nên cần phải được giải quyết chính xác. Tuy các đơn vị tổng thể có rất nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng ta không được chọn bất kỳ tiêu thức nào làm căn cứ phân tổ. Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên những mặt khác nhau của hiện tượng. Có tiêu thức phân tổ nói rõ được bản chất của hiện tượng, nhưng cũng có những tiêu thức, nếu được chọn làm căn cứ phân tổ, sẽ không đáp ứng mục đích nghiên cứu, thậm chí còn làm sai lệch bản chất của hiện tượng. Lênin đã nhận xét: “Cũng những tài liệu như nhau mà cách sắp xếp khác nhau lại đưa đến những kết luận trái ngược hẳn với nhau”. Câu nói của Lênin nhằm nêu lên tầm quan trọng của việc lựa chọn chính xác tiêu thức phân tổ, vì tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến những kết luận trái ngược hẳn nhau, tuy rằng vẫn cùng một nguồn tài liệu. Trong tác phẩm “Những tài liệu mới về quy luật phát triển của chủ n g h ĩ a tư bản trong n ô n g

nông nghiệp nước Mỹ theo hai tiêu thức khác nhau: theo “diện tích” và theo “giá trị sản phẩm”. Lênin vạch rõ rằng, thống kê tư bản đã tiến hành sắp xếp các ấp trại theo “diện tích” là hoàn toàn sai lầm, không nói lên

được thực chất phát triển thâm canh của nông nghiệp tư

bản chủ nghĩa nước Mỹ. Theo quan điểm của ông, muôn nói lên chính xác con đường phát triển chủ yếu của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa nước Mỹ, phải tiến hành phân tổ các ấp trại theo tiêu thức “giá trị sản phẩm”.

Từ những phân tích trên đây chứng tỏ rằng việc phân tổ chính xác, khoa học trưốc hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Để đảm bảo lựa chọn tiêu thức phân tổ được chính xác, phản ánh đúng bản chất của hiện tượng, có thể căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:

- Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc, nắm vững bản chất và tính quy luật của hiện

tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên được bản chất của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Bản chất của mỗi hiện tượng cụ thể được phản ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau, do vậy phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà dùng lý luận để chọn ra

các tiêu thức bản chất nhất. Ví dụ, khi phân tổ các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp nào đó, để nghiên cứu đơn vị tiên tiến và lạc hậu, thì các tiêu thức: giá thành, năng suất lao động, lợi nhuận là những tiêu thức bản chất, còn các tiêu thức: sô" lượng công nhân, giá trị sản xuất, giá trị thiết bị không phải là tiêu thức bản chất. Ngược lại, để nghiên cứu quy mô của doanh nghiệp thì tiêu thức bản chất có thể là: sô" lượng công nhân, giá trị sản xuất, giá trị thiết bị và tài sản cô" định v.v...

- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra các tiêu thức phân tổ thích

hợp.

Cùng một loại hiện tượng nghiên cứu nhưng phát sinh trong điều kiện thòi gian và địa điểm khác nhau, thì bản chất có thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức phân tổ chung cho mọi trường hợp thì tiêu thức phân tổ đó trong điều kiện này có thể giúp ta nghiên cứu chính xác, nhưng trong điều kiện khác lại không có tác dụng gì cả.

Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình đời sống nông dân ở nước ta, trước kia có thể phân tổ nông hộ theo thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu..., nhưng đến nay quan hệ sản xuất nông thôn đã thay đổi, tiêu thức “sô" ruộng đất chiếm hữu” và “thành phần

giai cấp” không còn phù hợp khi nghiên cứu đến mức sổng của nông dân, nên phải chọn các tiêu thức thích hợp khác như: số lao động, sô" diện tích nhận khoán... là những tiêu thức phản ánh khả năng thu nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân.

- Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tê mà quyết định phân tổ hiện tượng theo

một hay theo nhiều tiêu thức.

Phân tổ theo một tiêu thức gọi là phân tổ giản đơn, còn phân tổ theo nhiều tiêu thức gọi là phân tổ kết hợp. Nhìn chung, hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu thường rất phức tạp, cho nên việc phân tổ theo một tiêu thức, dù là tiêu thức căn bản nhất, cũng chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện tượng... Nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức, sẽ phản ánh được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng, các mặt này có thể bổ sung cho nhau và giúp cho việc nghiên cứu thêm sâu sắc, toàn diện.

Trong nhiêu trường hợp, phân tổ kết hợp giúp ta nghiên cứu môi liên hệ giữa các tiêu thức. Tuy nhiên, cũng không nên kết hợp quá nhiều tiêu thức dễ làm cho việc phân tố trở nên phức tạp, có thê dẫn đến những sai sót làm giảm mức độ chính xác của tài liệu. Trong thực tê, thông kê thường phân tổ kết hợp theo hai hay ba tiêu thức.

2.2. X ác định số tổ cần thiết và khoảngcách tổ cách tổ

Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xét xem cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định sô" tổ cần thiết đó. Sô" lượng tổ phụ thuộc vào lượng thông tin và phạm vi biến động của tiêu thức nghiên cứu. Lượng thông tin càng nhiều, phạm vi biến động càng lớn thì càng phải phân làm nhiều tổ. Sô' tổ cần thiết còn được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của tiêu thức phân tổ. Có thể phân biệt hai loại tiêu thức: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức sô" lượng.

2.2.1. P h ả n tổ theo tiêu thức thuôc tính

Tiêu thức thuộc tính phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng các con sô", ví dụ như: giói tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi cư trú v.v...

Trong phân tổ này, các tổ được hình thành là do sự khác nhau giữa các loại hình, các loại hình đó có thể được hình thành sẵn từ trưốc và tồn tại một cách khách• • •

quan trong tự nhiên, xã hội. Nếu các loại hình tương đối ít, ta có thể coi mỗi loại hình là một tổ. Vì vậy có bao nhiêu loại hình sẽ phân làm bấy nhiêu tổ. Chẳng hạn phân tổ nhân khẩu theo giới tính, ta sẽ được hai tổ: nam và nữ, hoặc phân tổ cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ học vấn theo tài liệu sau:

Bảng 3.1: Cơ câu lao động nông thôn theotrìn h độ học vấn, giai đoạn 1996 - 2005

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)