N (tháng 8/2007)
Sô" máy dệt do một công nhân phụ trách (máy)
SỐ công nhân (người)
11 3 12 7 13 20 14 50 15 35 16 15 Cộng 130 72
Việc phân tổ trên rất đơn giản, vì lượng biến của tiêu thức phân tổ (sô" máy dệt) chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp (từ 11 đến 16 máy). Khi người công nhân đứng thêm được một máy biểu hiện chất lượng công tác của họ đã thay đổi. Vì vậy có thể căn cứ vào mỗi lượng biến để thành lập một tổ.
Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn, nếu căn cứ vào mỗi lượng biến để hình thành một tổ thì sô" tổ sẽ quá nhiều, đồng thời không nói rõ sự khác nhau về chất giữa các tổ. Trong trường hợp này cần chú ý tới mối liên hệ giữa lượng và chất trong phân tổ, nghĩa là phải xem sự thay đổi về lượng đến mức độ nào thì chất của hiện tượng sẽ thay đổi và làm nảy sinh ra một tổ khác. Như vậy, mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến, có hai giới hạn: giới hạn dưới và giới hạn trên. Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất của tổ để làm cho tổ đó được hình thành. Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ, nếu vượt quá giới hạn này thì chất lượng thay đổi và chuyển sang tổ khác. Trị số chênh lệch giữa hai giới hạn này gọi là trị số khoảng cách tổ.
Trong đó: d- trị sô" khoảng cách tổ
Rmax* giới hạn trên của tổ (lượng biến lớn nhất của tổ)
Rmjn - giới hạn dưới của tổ (lượng biến nhỏ nhất của tổ)
Việc phân tổ như vậy gọi là phân t ổ có khoảng cách tổ. Ta có ví dụ sau đây: