tính bằng GDP/ lao động
(Đơn vị: triệu đồng)
Ngành 1996 2000 2005
Nông nghiệp, lâm nghiệp 1,99 2,35 2,86
Thuỷsản 8,81 9,16 7,47
Công nghiệp khai thác mỏ 106,62 96,04 56,03
Công nghiệp chế biến 11,71 14,56 17,75
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
66,86 82,17 76,41
Xây dựng 25,44 21,37 15,73
Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng gia đình
11,14 10,85 12,75
Khách sạn, nhà hàng 17,50 17,51 19,20 Vận tải, kho bãi, thông tin liên
lạc
11,00 9,53 10,98
Tài chính, tín dụng 40,50 53,62 46,21
Hoạt động khoa học và công nghệ 71,38 83,16 117,28 Các hoạt động kinh doanh tài
sản và dich vu tư vấn ♦ *
171,42 139,70 62,99 Quản lý nhà nước, ANQP, đảm
bảo xã hôi bắt buôc • •
19,44 13,49 14,42
Giáo duc và đào tao • • 11,36 9,98 10,65 Y tế và hoạt động cứu trơ xã hôi 13,83 14,69 15,69 Hoạt động văn hoá và thể thao 13,73 14,88 16,31 Hoạt động Đảng, đoàn thể và
hiệp hội
2,09 2,46 2,55
Hoạt đông phục vụ cá nhân và cộng đồng
7,64 11,70 11,65
Làm thuê công việc gia đình trong các hộ
3,57 6,17 3,47
Chung 6,04 7,13 9,04
(Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ L ao động Thương binh và xã hội)
2.2.2. P hân tổ theo tiêu thức sô lượng
Tiêu thức sô" lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con sô", ví dụ như tiêu thức tuổi, mức lương, sô"người trong một hộ gia đình v.v...
Trong phân tổ này, phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà sắp xếp các đơn vị vào các
tổ có tính chất khác nhau. Tuỳ theo lượng biến của tiêu thức phân tổ thay đổi nhiều hay ít mà phân tổ được giải quyết khác nhau.
Trường hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít,
tức là sự biến thiên về lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhau nhiều, ví dụ như: sô" người trong một hộ gia đình, sô" máy do một công nhân phụ trách, v.v... Trường hợp này, lượng biến chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp nên số tổ chỉ có một giới hạn nhất định và tương ứng với một trị s ố của tiêu thức đã có tính chất khác nhau, do đó có thể coi mỗi lượng biến là cơ sở để hình thành một tổ.
Ví dụ, phân tổ công nhân trong một doanh nghiệp dệt theo sô" máy mỗi người phụ trách, ta có bảng sau: