Nghĩa, đặc điểm sô' bình quân

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 119 - 122)

3. SỐ BÌNH QUÂN

3.1. nghĩa, đặc điểm sô' bình quân

S ố bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo tiêu thức sô" lượng trong một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Tổng thể thông kê bao gồm nhiều đơn vị cấu thành, tuy về cơ bản các đơn vị này có thể cùng một tính chất, nhưng biểu hiện cụ thể về mặt lượng theo các tiêu thức thường chênh lệch nhau. Những chênh lệch này do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những nguyên nhân chung tác động đến xu hướng phát triển bản của hiện tượng, còn có những nguyên nhân riêng ảnh hưởng đến mặt lượng của từng đơn vị cá biệt. Khi nghiên cứu thống kê ta không thể nêu lên tất cả các đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị trong tổng thể mà cần tìm tính chất có tính đại biểu nhất, có khả năng khái quát hoá đặc điểm chung của cả tổng thể. Mức độ đó chính là số bình quân.

Chẳng hạn muôn phân tích tình hình biến động về tiền lương của doanh nghiệp hoặc muôn so sánh mức lương của công nhân các doanh nghiệp khác nhau ta

không thể lấy mức lương của bất kì một công nhân cá biệt nào là mức lương đại diện. Bởi vì, mức lương của từng người chênh lệch do nhiêu nguyên nhân (trình độ thành thạo, sô" năm công tác, sức khoẻ, điều kiện làm việc...). Cũng không thể căn cứ vào tổng mức lương trong tháng của toàn thể công nhân, vì scí tiền này phụ thuộc vào sô" lượng công nhân.

Muốn gạt bỏ ảnh hưởng của các nhân tô" ngẫu nhiên - cá biệt ảnh hưởng tới tiền lương 1 công nhân, cũng như ảnh hưởng của số lượng công nhân, ta phải tính tiền lương bình quân; bằng cách đem tổng mức tiền lương trong tháng chia cho sô" công nhân được lĩnh lương trong tháng đó. Khi tính toán như vậy, ta đã coi như tất cả các công nhân đều lĩnh một mức lương như nhau. Và mức lương bình quân này là mức lương đại diện chung của công nhân toàn doanh nghiệp trong thời gian nhất định.

Qua đây ta thấy, số bình quân có tính chất tổng hợp và khái quát cao, chỉ dùng một trị số để nêu lên một mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính chất đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu, không kể đến chênh lệch thực tế giữa các đơn vị tống thể. Sô" bình quân không biểu hiện một mức độ cá biệt, mà là một mức độ tính chung cho mỗi đơn vị tổng thể.

Do sô" bình quân chỉ biểu hiện đặc điểm chung của cả tổng thể nghiên cứu cho nên các nét riêng biệt có

tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt bị loại trừ đi. Có nghĩa là sô" bình quân có đặc điểm san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị sô" của tiêu thức nghiên cứu, sự san bằng này chỉ có ý nghĩa khi ta tính cho một sô" khá nhiều đơn vị. Nếu số bình quân tính cho một tổng thể cùng loại nhưng sô' đơn vị quá ít thì các kết luận rút ra sẽ kém chính xác.

Sô bình quân có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác lý luận và trong thực tiễn. Nó được dùng trong công tác nghiên cứu nhằm nêu lên các đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế - xã hội, sô" lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ta thường gặp các chỉ tiêu như: giá thành bình quân, giá cả bình quân, năng suất lao động bình quân, tốc độ chu chuyển vốn bình quân... là những chỉ tiêu rất cần thiết trong phân tích hoạt động kinh tế.

Khi muôn so sánh các hiện tượng không cùng quy mô, phải sử dụng sô" bình quân để tính. Ví dụ, so sánh mức năng suất lao động và tiền lương bình quân của công nhân hai doanh nghiệp, so sánh năng suất thu hoạch bình quân giữa hai địa phương.

Số bình quân còn được dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua thời gian, nhất là các quá trình sản xuất. Sự biến động của sô" bình quân qua thòi gian có thể cho thấy được xu hướng của phát triển cơ bản của hiện tượng sô lớn nghĩa là của đại bộ phận các đơn vị, trong khi từng đơn vị cá biệt không cho ta thấy rõ điều đó.

Sô bình quân chiếm một vị trí quan trọng trong việc vận dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê (điều tra chọn mẫu, dự đoán, phân tích mối liên hệ...).

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dự báo phần 1 chu văn tuấn (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)