Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 64 - 68)

3.2.1.Chính sách, phương thức quản lý của trường và sự giám sát của cấp trên.

* Kết quả điều tra

Theo tính toán của kết quả điều tra, khi đƣợc hỏi về chính sách, phƣơng thức quản lý của trƣờng và sự giám sát của cấp trên, mức độ hài lòng của cán bộ giảng viên trƣờng Đại học Đông Á thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.4 Chính sách, phƣơng thức quản lý và sự giám sát của cấp trên

hóa dữ liệu

Chính sách quản lý của nhà trƣờng Trung bình

chung CB GV

S1 Quản lý chặt chẽ về mặt thời gian 3.20 3.10 3.30

S2

Tạo tâm lý thoải mái làm việc cho cán bộ, giáo

viên trong trƣờng 2.75 2.90 2.60

S3 Khuyến khích ngƣời làm tốt. 2.45 2.50 2.40

S4 Công bằng trong đãi ngộ 2.65 2.60 2.70

S5 Chính sách khuyến khích thiên về mặt vật chất 2.35 2.30 2.40 S6 Chính sách khuyến khích thiên về mặt tinh thần. 2.40 2.40 2.40

S7

Chính sách khuyến khích động viên chủ yếu tập

trung vào các phòng ban 2.75 2.70 2.80

S8

Chính sách khuyến khích chủ yếu tập trung vào

các giáo viên 2.65 2.80 2.50

S9

Chính sách khuyến khích mọi ngƣời trong tổ

chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 2.55 2.60 2.50

S10

Chính sách của nhà trƣờng là linh hoạt, thích

ứng với sự thay đổi của môi trƣờng. 3.30 3.40 3.20

Điểm Trung Bình 2.71 2.73 2.68

48

Đối với chính sách quản lý của nhà trƣờng, theo kết quả điều tra, điểm trung bình đánh giá là 2.71 điểm. Trong đó, khối cán bộ đánh giá là 2.73 điểm và khối giáo viên đánh giá là 2.68 điểm. Đây là mức đánh giá ở mức trung bình. Đi sâu vào phân tích thì chính sách quản lý của nhà trƣờng đã làm tốt ở nội dung (1), (10) với ĐTBC là 3.2 và 3.3; kết quả này cho thấy chính sách quản lý của nhà trƣờng về mặt thời gian tƣơng đối chặt chẽ và hiệu quả cũng nhƣ các chính sách của nhà trƣờng tƣơng đối linh hoạt với sự thay đổi của môi trƣờng.

Hầu nhƣ các nội dung trong chính sách quản lý của nhà trƣờng đều đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình. Riêng nội dung (3), (5) và (6) thì điểm số đánh giá đều dƣới điểm trung bình (thấp hơn 2.5 điểm). Kết quả trên cho thấy, nhà trƣờng hiện đang còn yếu trong chính sách khuyến khích về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với giảng viên để khuyến khích người làm tốt. Yếu nhất là chính sách khuyến khích về mặt vật chất, đƣợc đánh giá với ĐTBC là 2.35, trong đó cán bộ đánh giá là 2.3 điểm và giảng viên đánh giá 2.4 điểm. Nhƣ vậy, rất khó để cán bộ giảng viên phát huy những mặt tích cực và duy trì đƣợc hiệu quả công việc một cách lâu dài.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đánh giá chỉ ở mức trung bình về những chính sách của nhà trƣờng thì mối quan hệ giữa cán bộ giảng viên trƣờng Đại học Đông Á với cấp trên của mình lại có kết quả khả quan hơn. Điều này thể hiện ở bảng 3.5: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

Bảng 3.5: Mối quan hệ với quản lý trực tiếp

hóa dữ liệu

Mối quan hệ với quản lý trực tiếp. Trung bình

chung CB GV

S11

Ngƣời quản lý hiểu tâm lý và thƣờng thông

cảm với cấp dƣới mỗi khi họ có khó khăn 3.65 3.60 3.70

S12

Ngƣời quản lý thƣờng xuyên trò chuyện với cấp dƣới để hiểu tâm tƣ nguyện vọng của anh

em. 3.10 3.00 3.20

S13

Ngƣời quản lý thƣờng giao việc cho phép cấp

dƣới chủ động, sáng tạo trong công việc 3.15 2.60 3.70

S14

Ngƣời quản lý thƣờng chỉ dẫn, kèm cặp những

giáo viên mới (những nhân viên mới) vào làm. 3.65 3.80 3.50

S15

Ngƣời quản lý thƣờng xuyên khen ngợi cấp dƣới mỗi khi họ có bất kỳ một thành tích nào

dù nhỏ. 2.95 3.00 2.90

Điểm Trung Bình 3.30 3.20 3.40

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Đối với nội dung Mối quan hệ với quản lý trực tiếp, ĐTBC đƣợc đánh giá là 3.3 với điểm số đánh giá của cán bộ là 3.2, còn giảng viên là 3.4. Đại đa số các lãnh đạo khoa, phòng ban đều trẻ và năng động, đa phần là cán bộ, giảng viên của trƣờng có năng lực và đƣợc đề bạt lên nên quan hệ giữa cấp trên và nhân viên, giảng viên khá tình cảm, gần gũi (S11) (S12). Mối quan hệ này tạo nên sự khắng khít trong tổ chức đồng thời việc chỉ đạo phân công công việc giữa cấp trên và cấp dƣới thuận lợi, trôi chảy hơn. Bên cạnh đó tại trƣờng Đại học Đông Á, giảng viên và cán bộ đƣợc giao những nhiệm vụ rõ ràng và phân công các công việc cụ thể.

50

Định kì hàng tuần, hàng tháng, cán bộ giảng viên sẽ biết mình phải làm các công việc gì ngoài công tác chuyên môn và thực hiện công việc theo quy định chuẩn của nhà trƣờng. Đối với giảng viên tập sự hoặc cán bộ mới vào, sẽ có ngƣời hƣớng dẫn những vấn đề họ chƣa nắm rõ (S14). Với kết quả của S13 có thể thấy đánh giá của cán bộ, giảng viên về sự giao quyền từ cấp trên cũng nhƣ quyền tự chủ, sáng tạo trong công việc không cao. Tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn trong điểm đánh giá (CB đánh giá 2.6 điểm còn GV đánh giá 3.7 điểm). Điều này cũng tƣơng đối dễ hiểu, bởi lẽ cán bộ làm việc trong văn phòng có sự hỗ trợ và giám sát của cấp trên nên mức độ giao tiếp và tiếp xúc nhiều, rõ ràng họ chỉ làm việc theo nhiệm vụ và hƣớng dẫn. Trong khi đó, giảng viên chủ yếu làm công tác giảng dạy tại phòng học, chủ yếu tiếp xúc với cấp trên thông qua các buổi họp khoa và sinh hoạt chuyên môn nên đa phần công việc của họ mang tính tự chủ nhiều hơn. Trừ trƣờng hợp dự giờ đánh giá, cấp trên sẽ là ngƣời góp ý và cùng tổ bộ môn trao đổi đễ giúp giảng viên tiến bộ hơn.

Điểm yếu của các lãnh đạo, quản lý tại trƣờng Đại học Đông Á trong nội dung này là S15 – sự ghi nhận kịp thời kết quả làm việc của cán bộ, giảng viên. ĐTBC của tiêu chí này là 2.95 với đánh giá của cán bộ là 3.0 điểm và giảng viên là 2.9 điểm. Đại học Đông Á có phòng Khảo sát và đảm bảo chất lƣợng với số lƣợng nhân viên khá đông, chuyên làm công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ, đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ và giảng viên. Điển hình, đối với một giảng viên, hàng tháng sẽ có 1 buổi dự giờ đột xuất hoặc báo trƣớc, 1 buổi thanh tra hồ sơ bài giảng vào ngày 27, kiểm tra học liệu trên Elearning của nhà trƣờng vào ngày 23 - 28 hàng tháng. Bên cạnh công việc chuyên môn, các giảng viên cũng làm nhiệm vụ cố vấn học tập, vì vậy họ sẽ chịu sự kiểm tra: phiếu đăng kí sinh hoạt cố vấn học tập (2 lần/tháng/ lớp), biên bản sinh hoạt cố vấn học tập (2 lần/tháng/lớp), báo cáo cố vấn học tập (1 báo cáo/1 tháng/ 1 lớp) – tất cả đều đƣợc thực hiện trên mạng với những trang web nội bộ khác nhau. Nhƣ vậy trong 1 tháng, hầu nhƣ việc giảng viên phải

51

chuẩn bị hồ sơ cho thanh tra, kiểm tra đã chiếm rất nhiều thời gian. Kết quả đánh giá sẽ đƣợc gửi về email của lãnh đạo khoa và cá nhân đƣợc nhận xét, đồng thời sẽ tổ chức một buổi góp ý kín giữa phòng Đảm bảo chất lƣợng, đại diện khoa và ngƣời đƣợc góp ý. Rõ ràng, việc kiểm tra đánh giá đã đƣơc thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên công tác ghi nhận nỗ lực của cán bộ giảng viên thì còn yếu. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra có đƣợc ở S6.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 64 - 68)