Giới thiệu chung về các phƣơng pháp sử dụng nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu chung về các phƣơng pháp sử dụng nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đề tài “ Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ giảng viên của trường Đại học Đông Á” tác giả đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:

2.1.1. Phương pháp duy vật lịch sử

Đây là phƣơng pháp xem xét vấn đề trong cả quá trình lịch sử hình thành và phát triển của nó. Phƣơng pháp này cho thấy cả một quá trình phát sinh của các vấn đề, hiện tƣợng; chúng phát triển liên tục, đan xen lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Dựa trên phƣơng pháp này, đề tài nghiên cứu sẽ xem xét quá trình tạo động lực cho cán bộ, giảng viên của trƣờng Đại học Đông Á trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013.

2.1.2. Phương pháp duy vật biện chứng

Phƣơng pháp duy vật biện chứng cho ta cách thức nhìn nhận, đánh giá công tác tạo động lực của Đại học Đông Á trong trạng thái luôn có sự vận động, biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tác động qua lại của nhiều vấn đề khác nhau ảnh hƣởng đến công tác tạo động lực của trƣờng.

2.1.3. Nghiên cứu định tính

Phƣơng pháp này nhằm khắc phục những vấn đề mà phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng không thể giải quyết đƣợc. Nó giúp chúng ta có thể hiểu sâu vấn đề và toàn diện hơn khi chúng ta thực hiện mô tả sát thực đối tƣợng, quan sát đối tƣợng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có một số nhƣợc điểm cơ bản: do sử dụng bằng lời nói để miêu tả các vấn đề và không đƣợc lƣợng hoá bằng các con số cụ thể và phần nhiều mang tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu nên rất khó thuyết phục ngƣời nghe. Ở một mức độ nào đó

34

kết quả của phƣơng pháp nghiên cứu định tính còn phụ thuộc vào tính chủ quan ngƣời đƣợc phỏng vấn và ngƣời xử lý thông tin.

Để thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định tính tác giả sử dụng chủ yếu phƣơng pháp mô tả lại hiện tƣợng.

Phương pháp mô tả lại hiện tượng: đây cũng là một trong những

phƣơng pháp thuộc nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong đề tài. Qua việc mô tả trung thực thực trạng công tác tạo động lực tại trƣờng Đại học Đông Á, ta có thể thấy đƣợc hiệu quả của công tác này đối với cán bộ giảng viên cũng nhƣ những khuyết điểm còn tồn tại.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng giúp ta xem xét vấn đề dựa trên những số liệu định lƣợng cụ thể đƣợc tính toán hoặc thu thập đƣợc. Phƣơng pháp định lƣợng thể hiện tính khách quan của nghiên cứu, dễ dàng thuyết phục ngƣời đọc bằng những số liệu cụ thể để chứng minh cho các vấn đề đƣợc nêu ra. Thông qua phƣơng pháp này, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng đƣợc các bảng biểu, đồ thị để từ đó vẽ ra đƣợc bức tranh rõ nét của vấn đề đƣợc nghiên cứu.

Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng sau:

Phương pháp thống kê: đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong

việc nghiên cứu của đề tài. Các số liệu của quá trình phát triển qua các năm của trƣờng Đại học Đông Á đƣợc thu thập, thống kê và đƣợc phân tích để thấy đƣợc những hiện tƣợng diễn ra song song với công tác tạo động lực của nhà trƣờng qua các chỉ số thống kê cơ bản.

Phương pháp khảo sát điều tra các đối tượng: dựa trên các số liệu

điều tra đánh giá cho điểm của các đối tƣợng đƣợc khảo sát thông qua các phiếu điều tra sẽ cho chúng ta thấy rõ thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ giảng viên tại trƣờng Đại học Đông Á. Phƣơng pháp này giúp cho

35

chúng ta dễ dàng phát hiện những ƣu điểm hoặc nhƣợc điểm nổi bật của công tác tạo động lực của trƣờng Đại học Đông Á.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)