Đối xử công bằng giữa các thành viên trong trường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.6.Đối xử công bằng giữa các thành viên trong trường

3.2. Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của

3.2.6.Đối xử công bằng giữa các thành viên trong trường

Việc đối xử công bằng giữa các thành viên trong trƣờng thể hiện sự đánh giá và ghi nhận của lãnh đạo đối với đóng góp và hiệu quả công việc của từng ngƣời. Theo kết quả điều tra, ĐTBC cho nội dung này là 3.58 trong đó cán bộ đánh giá 3.65 điểm và giảng viên đánh giá 3.5 điểm.

Bảng 3.11 Đối xử công bằng

hóa dữ liệu

ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG Trung

bình

chung CB GV

S36 Nhân viên đƣợc đối xử công bằng, không phân biệt 3.65 3.20 4.10 S37 Nhân viên đƣợc phân định mức công việc hợp lý 3.50 4.10 2.90

Điểm Trung Bình 3.58 3.65 3.50

65

Dựa vào bảng trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.5 Đối xử công bằng

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Theo biểu đồ, có thể thấy, có sự chênh lệch khá cao trong điểm số đánh giá giữa cán bộ và giảng viên trong cả S36 và S37. Mức độ nhất trí của cán bộ về nhận định mình đƣợc đối xử công bằng không phân biệt thấp hơn so với khối giảng viên; ngƣợc lại khối giảng viên lại chƣa thỏa mãn về việc phân công định mức công việc so với cán bộ.

Thứ nhất, với S36, do đặc thù công việc của cán bộ và giảng viên khác nhau nên cách đánh giá và ghi nhận của lãnh đạo cũng sẽ khác nhau. Cán bộ thƣờng đƣợc phân chuyên trách nhiệm vụ và làm việc theo yêu cầu phát sinh trong ngày, định mức công việc tƣơng đối rõ ràng và không thay đổi, nếu có phát sinh chủ yếu do khách quan. Đối với giảng viên, công việc liên quan đến số môn học đảm nhận và số tiết chuẩn, số tiết coi thi, số lớp cố vấn học tập. Qua khảo sát điều tra, đa phần các cán bộ cho rằng khối giảng viên đƣợc lãnh đạo ƣu ái và quan tâm hơn trong việc đánh giá và ghi nhận thành tích. Kể cả việc sắp xếp, bố trí cho đi đào tạo hoặc tham dự các hội nghị hội thảo thì đội ngũ giảng viên là đội ngũ đƣợc ƣu tiên hàng đầu.

66

Thứ hai, với S37 việc này một phần do giảng viên đăng kí, một phần do lãnh đạo khoa, trƣởng bộ môn phân công có sự đồng ý của bộ phận quản lý giảng viên căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm, học hàm học vị từng ngƣời nên sẽ có sự không đồng đều. Bên cạnh đó vấn đề ở đây còn do việc phân chia định mức công việc và quy đổi ra tiết. Thông thƣờng công việc giao cho giảng viên phụ trách thêm thì nhiều nhƣng tỷ lệ quy đổi ra số tiết thƣờng không rõ ràng ngay từ đầu mà đợi đến khi công việc hoàn thành, mới căn cứ vào hiệu quả và tầm quan trọng để tính số tiết quy đổi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 81 - 83)