1.4. Các lý thuyết tạo động lực làm việc
1.4.6. Học thuyết X và học thuyế tY của Mcgregor
Đây là hai học thuyết hoàn toàn đối lập và tƣơng phản nhau về nội dung trong việc nhìn nhận về hành vi của con ngƣời trong quá trình lao động sản xuất. Học thuyết X khẳng định: bản chất của ngƣời lao động là lƣời biếng, thụ động, thiếu tính sáng tạo,… chỉ có thể làm việc hiệu quả với những biện pháp mạnh tay và hình thức hà khắc, nên lấy tiêu chí nghiêm khắc để quản trị, cụ thể nhƣ sau:
+ Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về mục tiêu hoạt động của tổ chức trên cơ sở các yếu tố nhƣ tiền, vật tƣ, thiết bị, con ngƣời.
+ Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
+ Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện.
+ Dùng biện pháp thuyết phục, khen thƣởng, trừng phạt tránh biểu hiện bất mãn hoặc chống đối của ngƣời lao động đối với tổ chức.
Học thuyết Y đƣa ra quan điểm trái ngƣợc với học thuyết X khi cho rằng: bản chất của con ngƣời không phải là lƣời nhác, mỗi ngƣời đều có tài năng tiềm ẩn, có tinh thần tập thể,… nhân viên là những ngƣời tự giác và họ sẽ tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành công việc. Học thuyết Y nêu cao tinh thần quản trị “ôn hòa”, khuyến khích tạo động lực cho ngƣời lao động nhƣ:
+ Thống nhất mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.
+ Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân vên tự đánh giá thành tích của họ.
23
Tùy vào từng hoàn cảnh, nhà quản lý có thể sử dụng linh hoạt hoặc thuyết X hoặc thuyết Y. Tuy nhiên, với phƣơng pháp quản lý của thuyết X sẽ tạo cho nhân viên cảm giác lo lắng và sợ hãi, chấp nhận mọi công việc miễn đƣợc trả lƣơng xứng đáng và giết đi tính sáng tạo của nhân viên. Học thuyết này không phù hợp để áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, bởi lẽ chỉ hiểu ngƣời lao động dƣới góc độ nhu cầu bậc thấp (sinh lý, an toàn) trong khi đối tƣợng cán bộ giảng viên là những ngƣời lao động đặc biệt, trong họ luôn tồn tại các nhu cầu bậc cao (đƣợc tôn trọng, tự hoàn thiện); họ có thể chấp nhận sự đáp ứng nhu cầu sinh lý, an toàn ở một mức thấp nhƣng vẫn lao động say mê và phát triển năng lực của bản thân vì một mục tiêu tƣơng lai lâu dài hơn.
Đối với cách thức quản lý của thuyết Y, nhân viên sẽ cảm thấy có ích và quan trọng hơn, có một vai trò nhất định trong tập thể, tự nguyện làm việc và khai thác tiềm năng của mình. Tuy nhiên nếu sử dụng học thuyết này, lƣu ý tránh tình trạng dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý hoặc mức độ phù hợp với trình độ của tổ chức. Học thuyết Y chỉ phù hợp với các cơ quan có trình độ phát triển cao và yêu cầu sự sáng tạo. Trong lĩnh vực giáo dục, có thể áp dụng thuyết Y trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, biên soạn nghiên cứu giáo trình tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy mới, các biện pháp kích thích tính tự học của sinh viên…