Các nhân tố bên trong (chủ quan)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 26 - 27)

Nhu cầu và lợi ích của con người:

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc. Nhu cầu có nhiều loại khác nhau: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu thiết yếu, nhu cầu không thiết yếu…Nhu cầu luôn tồn tại trong mỗi con ngƣời, mỗi khi một nhu cầu này đƣợc thỏa mãn thì nhu cầu khác nảy sinh đòi hỏi con ngƣời phải tìm cách để thỏa mãn các cảm giác thiếu hụt đó.

Tuy nhiên nhu cầu không phải là động lực trực tiếp thúc đẩy con ngƣời làm việc mà là lợi ích. Nhu cầu là tiền đề, là cơ sở của lợi ích. Lợi ích là biểu hiện cụ thể của nhu cầu con ngƣời. Cùng một nhu cầu nhƣng mỗi ngƣời lại mong muốn một sự thỏa mãn khác nhau hoặc đòi hỏi lợi ích khác nhau.

Trong tổ chức, đôi khi lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, để tăng tính tự nguyện cho nhân viên, cần định hƣớng cho họ thấy lợi ích cá nhân chỉ đạt đƣợc một khi lợi ích tập thể đƣợc đảm bảo.

Động lực lao động xuất hiện khi còn khoảng cách giữa nhu cầu và mong muốn, lợi ích. Nỗ lực của con ngƣời là luôn tìm cách lấp đầy khoảng trống đó. Ngƣời quản lý phải biết phát hiện ra những khoảng trống này và có cách tác động để hƣớng hành động của nhân viên theo mục đích mình mong muốn.

Mục tiêu cá nhân: Là trạng thái mong đợi cần có và có thể có của cá

nhân. Điều này có nghĩa mục tiêu cá nhân là cái đích mà cá nhân ngƣời muốn vƣơn tới và qua đó sẽ thực hiện nhiều biện pháp để đạt đƣợc cái đích đề ra trạng thái mong đợi. Mục tiêu của ngƣời lao động càng rõ ràng thì hành động của họ càng tốt hơn. Vì thế, ngƣời quản lý phải hiểu đƣợc mục tiêu làm việc của nhân viên để có thể có những tác động thúc đẩy họ quyết tâm làm việc, đạt đƣợc mục tiêu.

10

Thái độ của cá nhân: Là cách nhìn nhận của cá nhân đối với công việc

mà họ đang thực hiện. Cũng đƣợc biểu hiện rõ qua quan điểm, tác phong lao động của nhân viên. Thái độ rất dễ lan truyền trong môi trƣờng làm việc. Ngƣời quản lý cần quan sát và lƣu ý để phát huy những thái độ tích cực đồng thời có biện phát trƣớc những biểu hiện tiêu cực.

Khả năng - Năng lực của cá nhân: Yếu tố này đề cập đến khả năng giải

quyết công việc, kiến thức trình độ chuyên môn về công việc. Khả năng và năng lực làm việc của mỗi cá nhân có thể là bẩm sinh hoặc đƣợc hình thành thông qua quá trình học hành, đào tạo và rèn luyện. Tổ chức cần quan tâm và có kế hoạch đào tạo phát triển năng lực cá nhân của nhân viên, đồng thời bố trí họ vào những công việc, vị trí phù hợp để tận dụng những ƣu thế, khả năng sáng tạo. Bên cạnh việc đào tạo và phát huy năng lực của cá nhân cũng cần lƣu ý bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)