Tiền lương và chế độ phúc lợi

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2.Tiền lương và chế độ phúc lợi

3.2. Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của

3.2.2.Tiền lương và chế độ phúc lợi

Lƣơng có thể nói là yếu tố có tầm quan trọng tác động đến sự thỏa mãn trong công việc và tạo động lực cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là nội dung có mức điểm đánh giá gần nhƣ thấp nhất. Kết quả thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 Tiền lƣơng và chế độ phúc lợi

hoá dữ liệu

LƢƠNG VÀ PHÚC LỢI Trung

bình

chung CB GV

S16

Mức lƣơng cơ bản phù hợp với tính chất

công việc 2.50 3.00 2.00

S17

Tăng lƣơng tại trƣờng đƣợc thực hiện đúng

quy định 3.75 3.60 3.90

S18 Tiền lƣơng tƣơng xứng với kết quả làm việc 2.65 3.20 2.10

S19

Thầy/ cô có thể sống thoải mái hoàn toàn

dựa vào thu nhập từ trƣờng 2.30 2.50 2.10

S20 Lƣơng, thƣởng và trợ cấp tại trƣờng đƣợc phân phối hợp lý 3.25 3.30 3.20 S21 Chính sách phúc lợi rõ ràng và đƣợc thực hiện đầy đủ 2.95 3.00 2.90 S22

Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm

chu đáo đến ngƣời lao động 2.80 2.90 2.70

S23 Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn 2.50 2.60 2.40

Điểm Trung Bình 2.84 3.01 2.66

52

Theo kết quả điều tra, ĐTBC của nội dung Tiền lƣơng và chế độ phúc lợi là 2.84, trong đó cán bộ đánh giá 3.01 điểm còn giảng viên đánh giá 2.66 điểm. Căn cứ vào bảng trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1 Lƣơng và phúc lợi

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Đi vào cụ thể từng nhận định, ta thấy nhà trƣờng ngoài việc đã tăng lƣơng đúng theo quy định (S17), phân phối lƣơng thƣởng hợp lý (S20) thì vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong việc sử dụng lƣơng và thực hiện chế độ phúc lợi để làm công tác tạo động lực.

Với S16, S18, S19 có thể thấy rằng, theo đánh giá của cán bộ giảng viên, mức lƣơng cơ bản hiện không phù hợp với tính chất công việc, mức tiền lƣơng họ nhận đƣợc chƣa tƣơng xứng với kết quả làm việc họ đã đạt đƣợc và họ không thể yên tâm sống thoải mái chỉ dựa vào thu nhập từ nhà trƣờng.

Ở đây, ta lƣu ý đến kết quả đánh giá của cán bộ và giảng viên có một sự chênh lệch khá cao.

53

Với S16 điểm đánh giá của cán bộ là 3 điểm trong khi giảng viên chỉ đánh giá 2 điểm. Tƣơng tự, S18 điểm đánh giá của cán bộ là 3.2, giảng viên đánh giá 2.1 điểm. Sở dĩ có sự chênh lệch khá xa này là do cách trả lƣơng của nhà trƣờng. Thu nhập của, giảng viên tại trƣờng đại học Đông Á đƣợc gọi là Lƣơng nhận trƣớc. Trong đó:

Lƣơng nhận trƣớc của giảng viên = (Lương tối thiểu theo quy định * hệ số) + Các khoản phụ cấp + Thu nhập vượt số tiết giảng dạy + Thu nhập ứng trước - BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ (34%) – Lương ngày công làm việc (nếu nghỉ phép) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lƣơng nhận trƣớc của cán bộ = {(Lƣơng cơ bản * hệ số) + Phụ cấp chức vụ + Bảo hiểm + Lƣơng đánh giá công việc + Lƣơng quản lý * hệ số quy đổi )} - 10,5% BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Lƣơng cơ bản tại trƣờng Đại học Đông Á là mức lƣơng tối thiểu theo quy định của nhà nƣớc có sự biến đổi theo trình độ chuyên môn và thâm niên công tác. Mức lƣơng cơ bản nhà trƣờng chi trả cho cán bộ giảng viên gắn với một khối lƣợng công việc nhất định (với cán bộ) và số tiết chuẩn nhất định (với giảng viên).

Tiết chuẩn giảng dạy đối với giảng viên có thâm niên 1 năm là 450 tiết/ năm. Sau mỗi năm kinh nghiệm, số tiết chuẩn sẽ tăng thêm 50 tiết chƣa kể các nhiệm vụ khác nhƣ làm công tác cố vấn học tập, nghiên cứu khoa học, trực khoa và sinh hoạt chuyên môn…. Tƣơng ứng với khối lƣợng công việc này, thu nhập trung bình của giảng viên là 4 triệu/tháng. Mức thu nhập này khó thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu tối thiểu của một gia đình. So với những trƣờng dân lập và công lập trên địa bàn thành phố thì mức thu nhập này cũng tƣơng đƣơng. Tuy nhiên cần lƣu ý, đối với giảng viên đại học Đông Á, mức lƣơng này là mức lƣơng ứng trƣớc. Nghĩa là nếu giảng viên có khối lƣợng giảng dạy không đủ số tiết quy định thì đây nhƣ một khoản vay trƣớc từ quỹ lƣơng của

54

nhà trƣờng, nhƣ vậy thay vì tâm lý “nhận thù lao” thì giảng viên sẽ có tâm lý là “ hàng tháng đang nợ thêm trƣờng một khoản nữa”. Và với số lƣợng sinh viên cũng nhƣ số lớp tuyển sinh đang ít dần thì ngƣời giảng viên khó có cơ hội giảng dạy đủ số tiết quy định.

Trong khi đó khối lƣợng công việc của cán bộ tƣơng đối ổn định. Mức thu nhập bình quân của cán bộ cũng là 4 triệu, tuy tiền lƣơng không cao hơn nhƣng họ không bị áp lực về mặt âm tiết cũng nhƣ số giờ giảng. Nếu đi làm đủ ngày công và không vi phạm nội quy thì mức lƣơng 4 triệu có thể nói là cố định. Trong tháng, nếu cán bộ nào đăng kí làm ngoài giờ nhƣ trực thi, coi thi thì vẫn đƣợc thanh toán riêng. Chính điều này tạo ra sự so sánh công việc và thu nhập giữa các giảng viên không đƣợc phân đủ giờ với thu nhập và công việc của cán bộ.

Kết quả đánh giá của S21, S22, S23 cho ta thấy nhà trƣờng đã thực hiện chính sách phúc lợi tƣơng đối đầy đủ, rõ ràng theo quy định của nhà nƣớc tuy nhiên chính sách phúc lợi vẫn chƣa thể hiện đƣợc sự quan tâm chu đáo đến ngƣời lao động và không có tính hữu ích, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 68 - 71)